Sách - Xây Dựng Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Trong Thời Đại Số
95.000
₫ 71.250
Sản phẩm Sách - Xây Dựng Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Trong Thời Đại Số đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 95.000 xuống còn ₫ 71.250, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
Công ty phát hành Thái Hà
Tác giả Nhiều tác giả
Ngày xuất bản 08-2019
Số trang 272
Kích thước 15 x 23 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nhà Xuất Bản Lao Động
GIỚI THIỆU SÁCH
Hầu hết các cha mẹ luôn gặp khó khăn khi đặt ra các quy tắc sử dụng thiết bị thông minh cho con trong gia đình. Họ dần chứng kiến những hệ lụy ở con cái mình khi thường xuyên sử dụng thiết bị thông minh, nhưng bối rối không biết nên làm thế nào và giải quyết ra sao. Thời gian rảnh ngày xưa gia đình có thể ngồi quây quần bên nhau cùng tương tác với nhau, thì nay mỗi người đều có cuộc sống riêng trong chính thiết bị thông minh họ sử dụng. Gia đình trở nên xa cách, các thành viên đều không có kết nối, bọn trẻ thiếu các kĩ năng xã hội cần thiết… tất cả gióng lên hồi chuông khiến cha mẹ cảnh tỉnh. Họ cần làm gì đó để thay đổi cục diện.
Xây dựng kỹ năng xã hội cho trẻ trong thời đại số là một cuốn sách cần thiết cho cha mẹ có con là trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên sống trong thời đại số. Cuốn sách hướng dẫn các cha mẹ lấy lại quyền làm chủ trong gia đình, nơi đang bị công nghệ chi phối, giúp các cha mẹ hiểu được điểm ưu và điểm hại của việc sử dụng các thiết bị thông minh thay vì chống lại toàn bộ thiết bị màn hình hay cấm sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi, cuốn sách hướng dẫn cách sử dụng cac thiết bị số một cách thông minh, lành mạnh, hiệu quả và có lợi cho sự phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng trong các mối quan hệ của trẻ. Từ đó, các cha mẹ sẽ biết cách đưa ra những quy tắc sử dụng hiệu quả trong chính gia đình mình, đồng thời cũng hiểu rõ kỹ năng xã hội quan trọng như thế nào cho con cái.
Qua cuốn sách, các cha mẹ sẽ học cách dạy 5 kỹ năng A+ cho trẻ: trong tình cảm, sự trân trọng, quản lý sự tức giận và tập trung chú ý. Các tác giả hướng dẫn những kế hoạch để gia đình xích lại gần nhau hơn thông qua những thiết bị kỹ thuật số với các công cụ:
Cách thay thế thời gian sử dụng các thiết bị màn hình một cách vô nghĩa với thời gian có ý nghĩa dành cho gia đình.
Cách thiết lập những cân bằng, những giới hạn, ranh giới đơn giản, lành mạnh cho việc sử dụng thiết bị màn hình.
Các cách thực sự hữu dụng để giúp cả gia đình để sử dụng thiết bị màn hình thật thông minh.
Cách trang bị cho con những kỹ năng xã hội quan trọng trong thế giới kỹ thuật số
Dù cho thiết bị thông minh có thông minh tới cỡ nào, thì trí tò mò bản năng của trẻ chỉ có thể được khai phá bởi những bậc cha mẹ ân cần và chu đáo, đặc biệt giúp con hiểu thế giới quan của mình.
Trích đoạn:
Hành trình trở về tổ ấm
Liệu công nghệ có kết nối gia đình bạn lại gần nhau hơn, hay công nghệ chỉ đẩy các thành viên trong gia đình thêm xa cách?
Joseph và Amanda có ba đứa con, đứa 2 tuổi, 6 tuổi và 10 tuổi. Bọn trẻ chơi trò chơi điện tử và xem phim, ti-vi suốt cả ngày, ngoại trừ thời gian đến trường. Joseph và Amanda lo lắng về lượng thời gian chúng ngồi trước màn hình, nhưng lại cảm thấy bất lực trong việc thay đổi thực tại.
“Chúng tôi không biết phải làm gì,” Joseph nói. “Chúng tôi đã đề ra những nguyên tắc nhưng vẫn không thể giữ các con tránh xa các thiết bị thông minh.” Bạn có thấy những cha mẹ thiếu lòng dũng cảm như thế này quen không? Có thể bạn vừa cố gắng giới hạn thời gian sử dụng thiết bị thông minh cho bọn trẻ trong thời gian qua, nhưng vẫn không đem lại hiệu quả. Chúng tôi đã nghe hàng trăm bậc cha mẹ bày tỏ sự thất vọng khi áp dụng các nguyên tắc về sử dụng thiết bị thông minh: “Chúng tôi không thể đặt ra được nguyên tắc nào cả. Vì có đặt thì bọn trẻ vẫn xem ti-vi và chơi điện tử rất nhiều.” “Những quy tắc về thời gian sử dụng thiết bị thông minh không được chỉ rõ; chúng chỉ được ngầm hiểu nên không có tác dụng.” “Tôi hối tiếc vì đã không đưa ra những nguyên tắc bởi vì con trai tôi đã bỏ lỡ việc tương tác trực diện với mọi người. Thằng bé 20 tuổi và hoàn toàn mải mê với chiếc máy tính.”
Bạn muốn đứa con đang ở độ tuổi vị thành niên của mình có tất cả các kỹ năng cần thiết để thành công trong các mối quan hệ. Điện thoại hay máy tính bảng không thể giúp con bạn phát triển được kỹ năng xã hội. Không có ứng dụng hay trò chơi nào có thể thay thế được sự tương tác giữa con người với nhau. Kỹ năng xã hội phải được thực hành trong đời sống thực tế, bắt đầu từ mỗi đứa trẻ trong gia đình. Đứa trẻ có kỹ năng xã hội tức là nói chuyện được với mọi người và cũng giống như mọi người.
Chúng sẽ biết cách kết nối với người khác và hào hứng tham gia các hoạt động với bạn bè và các thành viên trong gia đình. Biết tương tác xã hội không đơn giản chỉ là biết tương tác nhỏ trong quán café, mà là biết tương tác với mọi người bằng mắt, đối thoại và đồng cảm. Nơi lý tưởng để một đứa trẻ học được bài học kết nối là nhà của chúng, nơi mà bố mẹ yêu thương nhau tạo ra hình mẫu lý tưởng cho một mối quan hệ lành mạnh.
#sách #giaoduc #phuongphap #chamsoc #nuoidaycon #phatt
Tác giả Nhiều tác giả
Ngày xuất bản 08-2019
Số trang 272
Kích thước 15 x 23 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nhà Xuất Bản Lao Động
GIỚI THIỆU SÁCH
Hầu hết các cha mẹ luôn gặp khó khăn khi đặt ra các quy tắc sử dụng thiết bị thông minh cho con trong gia đình. Họ dần chứng kiến những hệ lụy ở con cái mình khi thường xuyên sử dụng thiết bị thông minh, nhưng bối rối không biết nên làm thế nào và giải quyết ra sao. Thời gian rảnh ngày xưa gia đình có thể ngồi quây quần bên nhau cùng tương tác với nhau, thì nay mỗi người đều có cuộc sống riêng trong chính thiết bị thông minh họ sử dụng. Gia đình trở nên xa cách, các thành viên đều không có kết nối, bọn trẻ thiếu các kĩ năng xã hội cần thiết… tất cả gióng lên hồi chuông khiến cha mẹ cảnh tỉnh. Họ cần làm gì đó để thay đổi cục diện.
Xây dựng kỹ năng xã hội cho trẻ trong thời đại số là một cuốn sách cần thiết cho cha mẹ có con là trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên sống trong thời đại số. Cuốn sách hướng dẫn các cha mẹ lấy lại quyền làm chủ trong gia đình, nơi đang bị công nghệ chi phối, giúp các cha mẹ hiểu được điểm ưu và điểm hại của việc sử dụng các thiết bị thông minh thay vì chống lại toàn bộ thiết bị màn hình hay cấm sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi, cuốn sách hướng dẫn cách sử dụng cac thiết bị số một cách thông minh, lành mạnh, hiệu quả và có lợi cho sự phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng trong các mối quan hệ của trẻ. Từ đó, các cha mẹ sẽ biết cách đưa ra những quy tắc sử dụng hiệu quả trong chính gia đình mình, đồng thời cũng hiểu rõ kỹ năng xã hội quan trọng như thế nào cho con cái.
Qua cuốn sách, các cha mẹ sẽ học cách dạy 5 kỹ năng A+ cho trẻ: trong tình cảm, sự trân trọng, quản lý sự tức giận và tập trung chú ý. Các tác giả hướng dẫn những kế hoạch để gia đình xích lại gần nhau hơn thông qua những thiết bị kỹ thuật số với các công cụ:
Cách thay thế thời gian sử dụng các thiết bị màn hình một cách vô nghĩa với thời gian có ý nghĩa dành cho gia đình.
Cách thiết lập những cân bằng, những giới hạn, ranh giới đơn giản, lành mạnh cho việc sử dụng thiết bị màn hình.
Các cách thực sự hữu dụng để giúp cả gia đình để sử dụng thiết bị màn hình thật thông minh.
Cách trang bị cho con những kỹ năng xã hội quan trọng trong thế giới kỹ thuật số
Dù cho thiết bị thông minh có thông minh tới cỡ nào, thì trí tò mò bản năng của trẻ chỉ có thể được khai phá bởi những bậc cha mẹ ân cần và chu đáo, đặc biệt giúp con hiểu thế giới quan của mình.
Trích đoạn:
Hành trình trở về tổ ấm
Liệu công nghệ có kết nối gia đình bạn lại gần nhau hơn, hay công nghệ chỉ đẩy các thành viên trong gia đình thêm xa cách?
Joseph và Amanda có ba đứa con, đứa 2 tuổi, 6 tuổi và 10 tuổi. Bọn trẻ chơi trò chơi điện tử và xem phim, ti-vi suốt cả ngày, ngoại trừ thời gian đến trường. Joseph và Amanda lo lắng về lượng thời gian chúng ngồi trước màn hình, nhưng lại cảm thấy bất lực trong việc thay đổi thực tại.
“Chúng tôi không biết phải làm gì,” Joseph nói. “Chúng tôi đã đề ra những nguyên tắc nhưng vẫn không thể giữ các con tránh xa các thiết bị thông minh.” Bạn có thấy những cha mẹ thiếu lòng dũng cảm như thế này quen không? Có thể bạn vừa cố gắng giới hạn thời gian sử dụng thiết bị thông minh cho bọn trẻ trong thời gian qua, nhưng vẫn không đem lại hiệu quả. Chúng tôi đã nghe hàng trăm bậc cha mẹ bày tỏ sự thất vọng khi áp dụng các nguyên tắc về sử dụng thiết bị thông minh: “Chúng tôi không thể đặt ra được nguyên tắc nào cả. Vì có đặt thì bọn trẻ vẫn xem ti-vi và chơi điện tử rất nhiều.” “Những quy tắc về thời gian sử dụng thiết bị thông minh không được chỉ rõ; chúng chỉ được ngầm hiểu nên không có tác dụng.” “Tôi hối tiếc vì đã không đưa ra những nguyên tắc bởi vì con trai tôi đã bỏ lỡ việc tương tác trực diện với mọi người. Thằng bé 20 tuổi và hoàn toàn mải mê với chiếc máy tính.”
Bạn muốn đứa con đang ở độ tuổi vị thành niên của mình có tất cả các kỹ năng cần thiết để thành công trong các mối quan hệ. Điện thoại hay máy tính bảng không thể giúp con bạn phát triển được kỹ năng xã hội. Không có ứng dụng hay trò chơi nào có thể thay thế được sự tương tác giữa con người với nhau. Kỹ năng xã hội phải được thực hành trong đời sống thực tế, bắt đầu từ mỗi đứa trẻ trong gia đình. Đứa trẻ có kỹ năng xã hội tức là nói chuyện được với mọi người và cũng giống như mọi người.
Chúng sẽ biết cách kết nối với người khác và hào hứng tham gia các hoạt động với bạn bè và các thành viên trong gia đình. Biết tương tác xã hội không đơn giản chỉ là biết tương tác nhỏ trong quán café, mà là biết tương tác với mọi người bằng mắt, đối thoại và đồng cảm. Nơi lý tưởng để một đứa trẻ học được bài học kết nối là nhà của chúng, nơi mà bố mẹ yêu thương nhau tạo ra hình mẫu lý tưởng cho một mối quan hệ lành mạnh.
#sách #giaoduc #phuongphap #chamsoc #nuoidaycon #phatt