Sách - Phật bà bể nam - truyện quán âm diệu thiện tại việt nam (bìa cứng)
₫ 200.000
Sản phẩm Sách - Phật bà bể nam - truyện quán âm diệu thiện tại việt nam (bìa cứng) đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
PHẬT BÀ BỂ NAM: Truyện Quán Âm Diệu Thiện tại Việt Nam
Nguyễn Tô Lan, Rostislav Berezkin
Từ hai thập niên trở lại đây, tín ngưỡng sùng bái nữ thần nói chung và tín ngưỡng thờ Quán Thế Âm nói riêng trở thành chủ đề được học giới quan tâm, chú trọng nghiên cứu. Truyện về Công chúa Ba – Diệu Thiện – đóng vai trò trung tâm của tín ngưỡng này. Những tác phẩm về cuộc đời tu hành đạt đạo tế độ chúng sinh của ngài khi lưu truyền tới Việt Nam đã tiếp hợp với căn tính bản địa, gia tăng những màu sắc mới có tính địa phương hóa, tộc tính hóa so với nguyên bản, trở thành một động lục khiến sùng bái Quán Âm Diệu Thiện này trở thành tín ngưỡng quan trọng ở nước ta.
Truyện Quán Âm Diệu Thiện tại Việt Nam là một chuyên khảo công phu, cẩn trọng, và có tính hệ thống chặt chẽ về các truyện tích liên quan tới Quán Âm Diệu Thiện tại Việt Nam. Trong chuyên khảo này, sự tiếp nhận và địa phương hóa Quán Âm Diệu Thiện ở Việt Nam đã được nhóm tác giả dày công nghiên cứu trên nhiều văn bản quý hiếm được tìm thấy không chỉ ở Việt Nam mà còn nằm rải rác trong các thư viện hoặc các bộ sưu tập văn bản quý hiếm ở nhiều nơi trên thế giới. Qua những phân tích chi tiết của hai tác giả, quá trình truyền bá, tiếp nhận và dung hợp đáng kinh ngạc giữa hình tượng Quán Âm (Avalokiteśvara) trong Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa được trình hiện một cách có hệ thống trước mắt độc giả.
Chuyên khảo chia thành bốn phần chính. “Đạo luận” là chương mở đầu, khái quát về truyện tích Quán Âm Diệu Thiện ở Việt Nam. Ở chương này, độc giả được đưa vào hành trình lịch sử xuất hiện của tín ngưỡng sùng bái Quán Âm Diệu Thiện, bối cảnh tư liệu và những vấn đề được đặt ra đối với chủ đề nghiên cứu này. Ba chương tiếp theo đi vào khảo cứu các phiên bản khác nhau của truyện Quán Âm Diệu Thiện ở các thể loại như bảo quyển, tiểu thuyết, truyện thơ Nôm... ở Việt Nam trong khoảng thời gian kéo dài từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.
Có thể nói, Phật Bà bể Nam: Truyện Quán Âm Diệu Thiện tại Việt Nam không chỉ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu văn học và tôn giáo mà còn có giá trị liên ngành, đa hệ thống trong văn học và văn hoá về hiện tướng nữ của Quán Âm Bồ tát. Tác phẩm là thành quả nghiên cứu chung của hai tác giả đồng thế hệ – một người từ nước Nga, tốt nghiệp ở Hoa Kỳ và làm việc tại Trung Quốc, và một người từ Việt Nam với kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc trong môi trường quốc tế ở nhiều châu lục. Sự kết hợp thú vị này đem lại cái nhìn đa diện nhưng tường tận về diễn trình hiện tướng nữ của Quán Âm Diệu Thiện được truyền bá và tiếp nhận giữa các nền văn hoá.
Giới thiệu tác giả:
NGUYỄN TÔ LAN (1981)
Tiến sĩ Ngữ văn, nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Visiting Fellow của ASF (2010), Visiting Scholar và Coordinate Researcher tại Harvard-Yenching Institute, Hoa Kỳ (2013-2015), Guest Scholar tại Đại học Kyoto, Nhật Bản (2015), Visiting Scholar tại Academia Sinica, Đài Loan (2018) và Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Trung Quốc (2019). Chủ nhiệm/tham gia điều hành các chương trình nghiên cứu về văn học, văn hoá, và tôn giáo liên quốc gia do các tổ chức trong nước (Nafosted) và ngoài nước (ACLS, ERC) tài trợ. Lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm: diễn xướng truyền thống, Phật giáo, lịch sử của sách, dịch văn học, và văn học Nôm Việt Nam. Chuyên khảo bằng tiếng Việt: "Khảo luận về tuồng 'Quần phương tập khánh' (Hà Nội: Nxb. Thế giới, 2014). Công bố nhiều bài báo khoa học viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh, và tiếng Trung trên các tạp chí như East Asian Publishing and Society (Brill), Asian Education and Development Studies, Taiwan Journal of East Asian Studies, Xingxiangshi yanjiu (Journal of Images History Studies), Zhongzheng Hanxue yanjiu…
ROSTISLAV BEREZKIN (1982)
Rostislav Berezkin nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Hoa Kỳ và Phó Tiến sĩ tại Đại học Saint-Petersburg State, Nga. Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Văn Sử, Đại học Phục Đán, Trung Quốc. Lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm truyện kể tôn giáo và tín ngưỡng dân gian ở Trung Quốc thời Minh-Thanh. Xuất bản hai chuyên khảo bằng tiếng Nga. Chuyên khảo bằng tiếng Anh "Many Faces of Mulian: The Precious Scrolls of Late Imperial China" được Nxb. Đại học Washington xuất bản năm 2017. Nhiều bài báo khoa học bằng tiếng Anh đăng tải trên các tạp chí T’oung Pao, Late Imperial China, Asia Major, Monumenta Serica, BEFEO, Journal of Chinese Religions, Hanxue Yanjiu, Religion and Arts, Minsu quyi, and CHINOPERL (Journal of Chinese Oral and Performing Literature) cùng với nhiều bài viết khác bằng tiếng Trung Quốc, và tiếng Nga.
Nhà sách: khanhlinkbook/napbook.vn xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc
===========
- NXB: NXB Đại Học Sư Phạm
- Phát hành bởi: NXB Đại Học Sư Phạm
- Tác giả: Nguyễn Tô Lan - Rostislav Berezkin
- Năm xuất bản: 2021
- Hình thức: bìa mềm
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang
Nguyễn Tô Lan, Rostislav Berezkin
Từ hai thập niên trở lại đây, tín ngưỡng sùng bái nữ thần nói chung và tín ngưỡng thờ Quán Thế Âm nói riêng trở thành chủ đề được học giới quan tâm, chú trọng nghiên cứu. Truyện về Công chúa Ba – Diệu Thiện – đóng vai trò trung tâm của tín ngưỡng này. Những tác phẩm về cuộc đời tu hành đạt đạo tế độ chúng sinh của ngài khi lưu truyền tới Việt Nam đã tiếp hợp với căn tính bản địa, gia tăng những màu sắc mới có tính địa phương hóa, tộc tính hóa so với nguyên bản, trở thành một động lục khiến sùng bái Quán Âm Diệu Thiện này trở thành tín ngưỡng quan trọng ở nước ta.
Truyện Quán Âm Diệu Thiện tại Việt Nam là một chuyên khảo công phu, cẩn trọng, và có tính hệ thống chặt chẽ về các truyện tích liên quan tới Quán Âm Diệu Thiện tại Việt Nam. Trong chuyên khảo này, sự tiếp nhận và địa phương hóa Quán Âm Diệu Thiện ở Việt Nam đã được nhóm tác giả dày công nghiên cứu trên nhiều văn bản quý hiếm được tìm thấy không chỉ ở Việt Nam mà còn nằm rải rác trong các thư viện hoặc các bộ sưu tập văn bản quý hiếm ở nhiều nơi trên thế giới. Qua những phân tích chi tiết của hai tác giả, quá trình truyền bá, tiếp nhận và dung hợp đáng kinh ngạc giữa hình tượng Quán Âm (Avalokiteśvara) trong Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa được trình hiện một cách có hệ thống trước mắt độc giả.
Chuyên khảo chia thành bốn phần chính. “Đạo luận” là chương mở đầu, khái quát về truyện tích Quán Âm Diệu Thiện ở Việt Nam. Ở chương này, độc giả được đưa vào hành trình lịch sử xuất hiện của tín ngưỡng sùng bái Quán Âm Diệu Thiện, bối cảnh tư liệu và những vấn đề được đặt ra đối với chủ đề nghiên cứu này. Ba chương tiếp theo đi vào khảo cứu các phiên bản khác nhau của truyện Quán Âm Diệu Thiện ở các thể loại như bảo quyển, tiểu thuyết, truyện thơ Nôm... ở Việt Nam trong khoảng thời gian kéo dài từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX.
Có thể nói, Phật Bà bể Nam: Truyện Quán Âm Diệu Thiện tại Việt Nam không chỉ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu văn học và tôn giáo mà còn có giá trị liên ngành, đa hệ thống trong văn học và văn hoá về hiện tướng nữ của Quán Âm Bồ tát. Tác phẩm là thành quả nghiên cứu chung của hai tác giả đồng thế hệ – một người từ nước Nga, tốt nghiệp ở Hoa Kỳ và làm việc tại Trung Quốc, và một người từ Việt Nam với kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc trong môi trường quốc tế ở nhiều châu lục. Sự kết hợp thú vị này đem lại cái nhìn đa diện nhưng tường tận về diễn trình hiện tướng nữ của Quán Âm Diệu Thiện được truyền bá và tiếp nhận giữa các nền văn hoá.
Giới thiệu tác giả:
NGUYỄN TÔ LAN (1981)
Tiến sĩ Ngữ văn, nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Visiting Fellow của ASF (2010), Visiting Scholar và Coordinate Researcher tại Harvard-Yenching Institute, Hoa Kỳ (2013-2015), Guest Scholar tại Đại học Kyoto, Nhật Bản (2015), Visiting Scholar tại Academia Sinica, Đài Loan (2018) và Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Trung Quốc (2019). Chủ nhiệm/tham gia điều hành các chương trình nghiên cứu về văn học, văn hoá, và tôn giáo liên quốc gia do các tổ chức trong nước (Nafosted) và ngoài nước (ACLS, ERC) tài trợ. Lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm: diễn xướng truyền thống, Phật giáo, lịch sử của sách, dịch văn học, và văn học Nôm Việt Nam. Chuyên khảo bằng tiếng Việt: "Khảo luận về tuồng 'Quần phương tập khánh' (Hà Nội: Nxb. Thế giới, 2014). Công bố nhiều bài báo khoa học viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh, và tiếng Trung trên các tạp chí như East Asian Publishing and Society (Brill), Asian Education and Development Studies, Taiwan Journal of East Asian Studies, Xingxiangshi yanjiu (Journal of Images History Studies), Zhongzheng Hanxue yanjiu…
ROSTISLAV BEREZKIN (1982)
Rostislav Berezkin nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Hoa Kỳ và Phó Tiến sĩ tại Đại học Saint-Petersburg State, Nga. Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Văn Sử, Đại học Phục Đán, Trung Quốc. Lĩnh vực nghiên cứu chính bao gồm truyện kể tôn giáo và tín ngưỡng dân gian ở Trung Quốc thời Minh-Thanh. Xuất bản hai chuyên khảo bằng tiếng Nga. Chuyên khảo bằng tiếng Anh "Many Faces of Mulian: The Precious Scrolls of Late Imperial China" được Nxb. Đại học Washington xuất bản năm 2017. Nhiều bài báo khoa học bằng tiếng Anh đăng tải trên các tạp chí T’oung Pao, Late Imperial China, Asia Major, Monumenta Serica, BEFEO, Journal of Chinese Religions, Hanxue Yanjiu, Religion and Arts, Minsu quyi, and CHINOPERL (Journal of Chinese Oral and Performing Literature) cùng với nhiều bài viết khác bằng tiếng Trung Quốc, và tiếng Nga.
Nhà sách: khanhlinkbook/napbook.vn xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc
===========
- NXB: NXB Đại Học Sư Phạm
- Phát hành bởi: NXB Đại Học Sư Phạm
- Tác giả: Nguyễn Tô Lan - Rostislav Berezkin
- Năm xuất bản: 2021
- Hình thức: bìa mềm
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang