Sách - Phán Quyết Điển Hình Của Cơ Quan Tài Phán Quốc Tế – Tóm Tắt Và Bình Luận
120.000
₫ 102.000
Sản phẩm Sách - Phán Quyết Điển Hình Của Cơ Quan Tài Phán Quốc Tế – Tóm Tắt Và Bình Luận đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 120.000 xuống còn ₫ 102.000, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
Sách - Phán Quyết Điển Hình Của Cơ Quan Tài Phán Quốc Tế – Tóm Tắt Và Bình Luận
Tác giả TS.Trần Thăng Long (Chủ biên) - PGS.TS.Trần Thị Thùy Dương - ThS.Nguyễn Thị Vân Huyền - ThS.Hà Thị Hạnh
Nhà xuất bản NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Đơn vị phát hành NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Ngày xuất bản 09-2020
Số trang 244
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Trong hệ thống các giáo trình luật và tài liệu nghiên cứu pháp lý của nhiều nước, án lệ luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể và trong thực tế, sự thành công trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu và vận dụng các án lệ. Trong khoa học luật quốc tế, án lệ đóng một vai trò hết sức quan trọng, không những là sự tổng kết của quá trình vận dụng pháp luật vào hoạt động xét xử của các thẩm phán mà còn là phương tiện quan trọng để xác định các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và là cơ sở vật chất cho quá trình hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, án lệ thường được tiếp cận như một loại nguồn bổ trợ của bộ môn Luật quốc tế và việc vận dụng án lệ vào hoạt động nghiên cứu, giảng dạy luật quốc tế vẫn còn tương đối hạn chế.
Nghiên cứu luật quốc tế nói chung và nghiên cứu các án lệ trong luật quốc tế nói riêng có ý nghĩa thực tiễn trong tình hình hiện nay, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, bảo hộ công dân… được xét xử bởi các cơ quan tài phán quốc tế, tiêu biểu là Tòa án Công lý Quốc tế. Những án lệ về vấn đề này không chỉ làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật quốc tế mà còn là bằng chứng thực tiễn được sử dụng như những phương thức giải thích điều ước quốc tế. Việc vận dụng luật pháp quốc tế trong đàm phán, thương lượng, đấu tranh về chủ quyền không chỉ dựa vào việc phân tích luật thực định mà còn phải dựa vào các nguồn bổ trợ khác như các án lệ.
Các giáo trình luật quốc tế hiện hành của Việt Nam nhìn chung cung cấp nội dung khá đầy đủ về học thuật nhưng hầu như chưa đưa ra được các ví dụ thực tế từ các vụ việc xét xử, do đó tính thuyết phục đối với sinh viên, học viên chưa cao. Án lệ của các cơ quan tài phán quốc tế có thể đóng vai trò như những bài tập (vụ việc) tình huống giúp sinh viên nắm kiến thức bài giảng tốt và hiệu quả hơn. Việc đưa các án lệ vào trong giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy là cần thiết giúp cho chương trình đào tạo chuyên ngành luật nói chung, luật quốc tế nói riêng trở nên gần gũi với sinh viên và giúp sinh viên tiếp cận sát hơn với thực tiễn pháp luật của các nước. Thêm vào đó, việc được làm quen với các án lệ ngay từ bậc học cử nhân giúp cho sinh viên và cán bộ nghiên cứu của Việt Nam khi ra nước ngoài không mất nhiều thời gian để tìm hiểu hoặc học lại từ đầu các khái niệm, các án lệ, cũng như có khả năng thực hành nghiên cứu (case study) – một phương pháp phổ biến ở các nền giáo dục tiên tiến.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy là một vấn đề cấp bách và cần quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo luật học ở Việt Nam, trong đó có nghiên cứu áp dụng phương pháp giảng dạy của nước ngoài bao gồm cả việc giới thiệu các án lệ. Cuốn sách “Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế – Tóm tắt và bình luận (Tài liệu dành cho môn Công pháp quốc tế)” do tập thể giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, TS. Trần Thăng Long làm chủ biên được xuất bản nhằm phục vụ cho môn học Công pháp quốc tế – là môn học bắt buộc của Khoa Luật quốc tế, cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy các môn thuộc chuyên ngành luật quốc tế khác như luật biển quốc tế, pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật quốc tế về quyền con người. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự phản hồi của các học viên, sinh viên, các đồng nghiệp để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cuốn sách cho lần xuất bản s
Tác giả TS.Trần Thăng Long (Chủ biên) - PGS.TS.Trần Thị Thùy Dương - ThS.Nguyễn Thị Vân Huyền - ThS.Hà Thị Hạnh
Nhà xuất bản NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Đơn vị phát hành NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Ngày xuất bản 09-2020
Số trang 244
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Trong hệ thống các giáo trình luật và tài liệu nghiên cứu pháp lý của nhiều nước, án lệ luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể và trong thực tế, sự thành công trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu và vận dụng các án lệ. Trong khoa học luật quốc tế, án lệ đóng một vai trò hết sức quan trọng, không những là sự tổng kết của quá trình vận dụng pháp luật vào hoạt động xét xử của các thẩm phán mà còn là phương tiện quan trọng để xác định các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và là cơ sở vật chất cho quá trình hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, án lệ thường được tiếp cận như một loại nguồn bổ trợ của bộ môn Luật quốc tế và việc vận dụng án lệ vào hoạt động nghiên cứu, giảng dạy luật quốc tế vẫn còn tương đối hạn chế.
Nghiên cứu luật quốc tế nói chung và nghiên cứu các án lệ trong luật quốc tế nói riêng có ý nghĩa thực tiễn trong tình hình hiện nay, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, bảo hộ công dân… được xét xử bởi các cơ quan tài phán quốc tế, tiêu biểu là Tòa án Công lý Quốc tế. Những án lệ về vấn đề này không chỉ làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật quốc tế mà còn là bằng chứng thực tiễn được sử dụng như những phương thức giải thích điều ước quốc tế. Việc vận dụng luật pháp quốc tế trong đàm phán, thương lượng, đấu tranh về chủ quyền không chỉ dựa vào việc phân tích luật thực định mà còn phải dựa vào các nguồn bổ trợ khác như các án lệ.
Các giáo trình luật quốc tế hiện hành của Việt Nam nhìn chung cung cấp nội dung khá đầy đủ về học thuật nhưng hầu như chưa đưa ra được các ví dụ thực tế từ các vụ việc xét xử, do đó tính thuyết phục đối với sinh viên, học viên chưa cao. Án lệ của các cơ quan tài phán quốc tế có thể đóng vai trò như những bài tập (vụ việc) tình huống giúp sinh viên nắm kiến thức bài giảng tốt và hiệu quả hơn. Việc đưa các án lệ vào trong giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy là cần thiết giúp cho chương trình đào tạo chuyên ngành luật nói chung, luật quốc tế nói riêng trở nên gần gũi với sinh viên và giúp sinh viên tiếp cận sát hơn với thực tiễn pháp luật của các nước. Thêm vào đó, việc được làm quen với các án lệ ngay từ bậc học cử nhân giúp cho sinh viên và cán bộ nghiên cứu của Việt Nam khi ra nước ngoài không mất nhiều thời gian để tìm hiểu hoặc học lại từ đầu các khái niệm, các án lệ, cũng như có khả năng thực hành nghiên cứu (case study) – một phương pháp phổ biến ở các nền giáo dục tiên tiến.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy là một vấn đề cấp bách và cần quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo luật học ở Việt Nam, trong đó có nghiên cứu áp dụng phương pháp giảng dạy của nước ngoài bao gồm cả việc giới thiệu các án lệ. Cuốn sách “Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế – Tóm tắt và bình luận (Tài liệu dành cho môn Công pháp quốc tế)” do tập thể giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, TS. Trần Thăng Long làm chủ biên được xuất bản nhằm phục vụ cho môn học Công pháp quốc tế – là môn học bắt buộc của Khoa Luật quốc tế, cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy các môn thuộc chuyên ngành luật quốc tế khác như luật biển quốc tế, pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật quốc tế về quyền con người. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự phản hồi của các học viên, sinh viên, các đồng nghiệp để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cuốn sách cho lần xuất bản s