Sách - Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy


85.000 ₫ 63.750

Sản phẩm Sách - Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 85.000 xuống còn ₫ 63.750, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,1 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam

Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy

Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Nguyễn Khang Thịnh
Ngày xuất bản: 3/2020
Số trang: 256
Khổ: 13×20
Nhà xuất bản: Hà Nội

[ThaiHaBooks] Cuốn sách là câu chuyện về cậu bé Alvin hiếu động luôn thích nghĩ ra những trò nghịch ngợm. Mọi chuyện bắt đầu khi cậu được bố mẹ chuyển nhà đến khu phố mới, và từ đó gặp hai cậu bạn mới và đi học ở ngôi trường mới. Trong cuốn sách hơn 200 trang với nhiều hình minh hoạ sinh động, độc giả bị lôi kéo và bật cười theo hành trình hàng ngày của cậu khi ở nhà và ở trường. Alvin đã hóa giải mọi hoạt động học tập ở trường, với bạn bè cũng như kỳ vọng của người lớn bằng những trò tinh nghịch, hồn nhiên mà trí tuệ, đôi khi còn hơi “quá đà” nhưng đâu đó vẫn toát lên tính giáo dục sâu sắc.

Tác giả cuốn sách là một cậu bé Việt Nam chưa từng đặt chân đến Mỹ nhưng lại hóa thân vào một cậu nhóc sinh ra và lớn lên ở Mỹ với bối cảnh gia đình, bạn bè, trường học ở Mỹ đầy chân thực, sống động và hài hước. Đọc xong cuốn sách bạn có thể giữ trong lòng những thắc mắc như học sinh, cha mẹ và thầy cô ở Mỹ thì có gì khác biệt với ở Việt Nam? Nhưng cuối cùng có thể cười xoà và nghĩ rằng trẻ con ở đâu cũng vậy, luôn cần được yêu thương và tin tưởng để có thể trưởng thành lành lẽ.

Một cuốn truyện lôi cuốn, hóm hỉnh, vui nhộn nhưng cũng chứa đựng thông điệp ý nghĩa dành cho trẻ em, người lớn, các thầy cô và các bậc phụ huynh.

“Trong khi nhiều bạn học tiểu học đánh vật với những bài văn tả cảnh, kể chuyện, thậm chí loay hoay làm các bài tập sửa lỗi chính tả thì Khang Thịnh mải mê viết cả một cuốn truyện dài hai trăm trang với những câu văn tròn trịa. Alvin siêu quậy trong truyện của Thịnh ham chơi game, và là nhân vật đại diện cho không ít những cậu bé bằng tuổi cậu ngoài đời thực. Tôi đoán rằng nhiều bạn nhỏ sẽ thích thú khi đọc những trang viết về trẻ em của thời đại này từ góc nhìn của một tác giả đồng trang lứa bằng giọng văn hài hước. Và những người lớn nghiêm khắc, thay vì đặt câu hỏi đầy lo lắng rằng một đứa trẻ siêu quậy như Alvin rồi sẽ đi đến đâu, hãy cứ đọc những trang sách này để biết trẻ em nghĩ gì. Và xin đừng vội gọi tác giả của của cuốn sách này là thần đồng, thay vì thế, hãy cứ thưởng thức tác phẩm sáng tạo của em để bật lên những tiếng cười thích thú và góp sự khích lệ cho ước mơ sáng tạo của những em nhỏ khác. Trẻ em viết sách, tại sao không?”

– Dịch giả Nguyễn Bích Lan –

“Khi nhận được bản thảo của cuốn Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy, mình mở ra đọc với tâm trạng tò mò.

Vì đã lâu lắm rồi mình chưa được đọc cuốn sách nào do trẻ em viết.

Tò mò thế thôi nhưng trong đầu đã có sẵn mặc định rằng chắc sách lại nói về tình yêu gia đình hoặc thầy cô, bạn bè, những trò vui của tuổi thơ.

Sở dĩ có mặc định ấy bởi tiếp xúc nhiều với các bài văn học trò, mình thường thấy các em viết theo khuôn mẫu “rất hiền”, rất nghiêm ngắn và đọc lên có cảm giác như vừa viết các em vừa hình dung có những giám thị nghiêm khắc, tay cầm cây thước gõ gõ nhắc nhở: Viết thế này không đúng rồi. Viết thế này không được điểm cao đâu. Thành thử các bài viết cứ na ná giống nhau.

Nhưng chỉ vài trang Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy, mình đã thốt lên: À, không phải! Cuốn này khác hẳn!

Rồi cái sự “khác hẳn” ấy lôi kéo khiến mình đắm đuối thỉnh thoảng bật cười.

Trời ơi, sao mà cái cậu bé con trong truyện ấy có sức lôi cuốn người đọc đi theo hành trình của cậu ấy đến thế. Mặc dù, mỗi ngày theo như miêu tả của cậu thì “chán ngắt”.

Ngôi trường mới (với cái tên giống như thuốc tiêu chảy – theo liên tưởng của tác giả) rõ ràng chẳng mang lại điều gì thú vị. Và thế là bắt đầu từ đây, những “phiền toái” liên tục xảy ra với cậu bé.

Những phiền toái này chắc tuổi học trò nào cũng đã từng có: ngủ gật khi nghe thầy hiệu trưởng phát biểu; bị phạt; bị điểm B; bị ngã; kết bạn bất thành; gặp bạn là “đầu gấu”…

Toàn là những thứ rất “kinh điển” cho nên người đọc dù là người lớn hay trẻ con cũng bắt gặp mình trong đó.

Thôi tạm biệt những văn mẫu với tình yêu tha thiết khi còn ngồi trên “mái nhà trường” mà có thể gặp bất cứ đâu, đến cuốn sách này, nhà trường mới thực là nhà trường của tuổi học trò: Quậy tưng bừng.

Cái không khí tưng bừng cộng với cái sự miêu tả tưng tửng của tác giả khiến dòng văn không bị đứt đoạn theo từng ngày mà trái lại dẫn dắt người đọc trôi tuột đi theo mạch cảm xúc khi thì hồi hộp thót tim,
khi thì ngao ngán, khi lại bật cười. Đáng yêu đến nhức cả răng.

Và cậu bé siêu quậy có tài vẽ tranh ấy đã dần yêu trường học mới mặc dù tên nó vẫn giống như tên của loại thuốc đi ngoài. Vì yêu nên cậu đã nghĩ ra những ý tưởng rất lớn lao như quyên góp tiền để nâng cấp nhà trường với lý do rất cá nhân là để khỏi phải chuyển sang một ngôi trường mới.

Chà có điều gì đó khá bất ngờ ở chi tiết này nhỉ? Chọn trường từ xưa đến nay thường là việc của cha mẹ chứ ít khi là quyết định của con. Alvin thì không muốn thế cho nên xoay chuyển quyết định bằng chính khả năng của mình. Tuyệt