[Sách Nhã Nam] - Chữ số và thế giới - Nguồn gốc bị lãng quên
145.000
₫ 114.550
Sản phẩm [Sách Nhã Nam] - Chữ số và thế giới - Nguồn gốc bị lãng quên đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 145.000 xuống còn ₫ 114.550, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,1 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
Tác giả: Đỗ Minh Triết
Nhà xuất bản: Thế Giới
Số trang: 420
Kích thước: 16 x 24 cm
Ngày phát hành: 29-06-2020
GIỚI THIỆU SÁCH:
Cuốn sách ghi lại lịch sử sáng tạo và cải tiến chữ số của nhân loại. Đó là một hành trình gian nan và vô cùng dài lâu. Sau nhiều nghìn năm, trải qua sự tồn tại và diệt vong của nhiều nền văn minh, nhiều đế chế từ đông sang tây, cuối cùng cả nhân loại ngày nay đều chia sẻ và sử dụng chung một thứ chữ số. Và còn hơn thế, lịch sử của các chữ số còn hé lộ cho chúng ta vô số những điều thú vị của lịch sử nhân loại.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Đỗ Minh Triết: tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Toán. Từ năm 2016 đến năm 2019, là giáo viên toán ở thành phố Vũng Tàu. Hiện đang định cư, học tập và làm việc tại Mỹ. Ngoài công việc dạy học, tác giả còn đam mê tìm tòi, nghiên cứu Toán học, nhằm mục đích truyền cảm hứng, trí tưởng tượng và sự sáng tạo đến với học sinh.
Tác giả là quản trị viên trang facebook Toán Học Kỳ Thú (https://www.facebook.com/ToanHocKiThu/).
Tác phẩm đã xuất bản: Tỷ lệ vàng (hay là dãy số Fibonacci), xuất bản năm 2017, NXB Đại học Sư phạm TP. HCM.
REVIEW SÁCH:
Đa phần chúng ta không còn xa lạ gì với những những nền văn minh cổ đại lừng lẫy một thời: Babylon, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Inca, Maya, Trung Hoa… Những cái tên cổ xưa ấy gợi nhắc đến những thành phố tráng lệ, những lăng tẩm nguy nga, và cả những cuộc chiến tranh chinh phạt các vùng đất đai rộng lớn. Nhưng ít ai để ý đến việc các nền văn minh đó đã viết số và tính toán ra sao. Và nếu không nói quá, việc sử dụng chữ số, cũng như cách ghi số và tính toán bằng con số, chính là nền tảng quan trọng bậc nhất cho sự hùng mạnh của các đế chế.
Các thương nhân đã tính toán lượng hàng hóa ra sao, nhà nước quản lý quân đội như thế nào, lịch pháp được ghi chép bằng gì,… đó là những vấn đề thiết yếu mà một nền văn minh không thể không giải quyết. Trên thực tế, mỗi thời đại, mỗi vương triều đều sử dụng một hệ thống chữ số và cách ghi số nhất định nhằm đảm bảo xã hội có thể vận hành trơn tru. Ngay khi người Sumer xây dựng đế chế trên bờ hai con sông Tigris và Euphrates, cũng gần như cùng lúc nhà Thương lập quốc trên đồng bằng rộng lớn phía bắc Trung Hoa, con người đã tự tạo cho mình những chữ số thô sơ đầu tiên. Trải qua nhiều triều đại, từ những cục đất nặn hay những hình vẽ ban đầu, các chữ số đã được cải tiến thành những đường nét tinh gọn và giản tiện. Và quan trọng hơn nữa, người ta có thể dùng các con số để ghi chép và tính toán. Sẽ ra sao nếu con người cứ dềnh dàng với việc đếm như các em bé, đếm hết các ngón tay, ngón chân, đếm sang que tính và vạch khắc, mà vẫn chưa biết khi nào mới tính được một phép nhân vài chữ số giản đơn. Ngày nay nhìn lại, việc sử dụng chữ số (bên cạnh chữ viết) là một chỉ dấu để chúng ta đánh giá mức độ phát triển của một nền văn minh trong quá khứ.
Tất cả những điều trên cho chúng ta một ý niệm, rằng chữ số có lịch sử của nó, và lịch sử ấy không tách rời, thậm chí gắn chặt số phận mình với lịch sử nhân loại
Nhà xuất bản: Thế Giới
Số trang: 420
Kích thước: 16 x 24 cm
Ngày phát hành: 29-06-2020
GIỚI THIỆU SÁCH:
Cuốn sách ghi lại lịch sử sáng tạo và cải tiến chữ số của nhân loại. Đó là một hành trình gian nan và vô cùng dài lâu. Sau nhiều nghìn năm, trải qua sự tồn tại và diệt vong của nhiều nền văn minh, nhiều đế chế từ đông sang tây, cuối cùng cả nhân loại ngày nay đều chia sẻ và sử dụng chung một thứ chữ số. Và còn hơn thế, lịch sử của các chữ số còn hé lộ cho chúng ta vô số những điều thú vị của lịch sử nhân loại.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Đỗ Minh Triết: tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Toán. Từ năm 2016 đến năm 2019, là giáo viên toán ở thành phố Vũng Tàu. Hiện đang định cư, học tập và làm việc tại Mỹ. Ngoài công việc dạy học, tác giả còn đam mê tìm tòi, nghiên cứu Toán học, nhằm mục đích truyền cảm hứng, trí tưởng tượng và sự sáng tạo đến với học sinh.
Tác giả là quản trị viên trang facebook Toán Học Kỳ Thú (https://www.facebook.com/ToanHocKiThu/).
Tác phẩm đã xuất bản: Tỷ lệ vàng (hay là dãy số Fibonacci), xuất bản năm 2017, NXB Đại học Sư phạm TP. HCM.
REVIEW SÁCH:
Đa phần chúng ta không còn xa lạ gì với những những nền văn minh cổ đại lừng lẫy một thời: Babylon, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Inca, Maya, Trung Hoa… Những cái tên cổ xưa ấy gợi nhắc đến những thành phố tráng lệ, những lăng tẩm nguy nga, và cả những cuộc chiến tranh chinh phạt các vùng đất đai rộng lớn. Nhưng ít ai để ý đến việc các nền văn minh đó đã viết số và tính toán ra sao. Và nếu không nói quá, việc sử dụng chữ số, cũng như cách ghi số và tính toán bằng con số, chính là nền tảng quan trọng bậc nhất cho sự hùng mạnh của các đế chế.
Các thương nhân đã tính toán lượng hàng hóa ra sao, nhà nước quản lý quân đội như thế nào, lịch pháp được ghi chép bằng gì,… đó là những vấn đề thiết yếu mà một nền văn minh không thể không giải quyết. Trên thực tế, mỗi thời đại, mỗi vương triều đều sử dụng một hệ thống chữ số và cách ghi số nhất định nhằm đảm bảo xã hội có thể vận hành trơn tru. Ngay khi người Sumer xây dựng đế chế trên bờ hai con sông Tigris và Euphrates, cũng gần như cùng lúc nhà Thương lập quốc trên đồng bằng rộng lớn phía bắc Trung Hoa, con người đã tự tạo cho mình những chữ số thô sơ đầu tiên. Trải qua nhiều triều đại, từ những cục đất nặn hay những hình vẽ ban đầu, các chữ số đã được cải tiến thành những đường nét tinh gọn và giản tiện. Và quan trọng hơn nữa, người ta có thể dùng các con số để ghi chép và tính toán. Sẽ ra sao nếu con người cứ dềnh dàng với việc đếm như các em bé, đếm hết các ngón tay, ngón chân, đếm sang que tính và vạch khắc, mà vẫn chưa biết khi nào mới tính được một phép nhân vài chữ số giản đơn. Ngày nay nhìn lại, việc sử dụng chữ số (bên cạnh chữ viết) là một chỉ dấu để chúng ta đánh giá mức độ phát triển của một nền văn minh trong quá khứ.
Tất cả những điều trên cho chúng ta một ý niệm, rằng chữ số có lịch sử của nó, và lịch sử ấy không tách rời, thậm chí gắn chặt số phận mình với lịch sử nhân loại