Sách - Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ
₫ 380.000
Sản phẩm Sách - Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
Công ty phát hành : Nhã Nam
Tác giả: Bác sĩ Hocquard
Dịch giả: Trương Quốc Toàn;
Ngày xuất bản: 11-2020
Kích thước: 26.5 x 19 cm
Nhà xuất bản: NXB Hà Nội
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 532
Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ
Tác phẩm hiếm có tường thuật bằng hình ảnh về những cuộc hành trình quân sự mà bác sĩ quân y Hocquard đã tham gia tại Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1886.
Đây là một trong những cuốn sách có số lượng tranh ảnh lớn nhất (225 ảnh) về Việt Nam đã từng được in, và nội dung cuốn sách cũng là kho tư liệu khổng lồ về lịch sử và văn hóa vùng đất Bắc - Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
VỀ TÁC PHẨM
Ký sự hành trình “Une campagne au Tonkin” (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu bằng tiếng Pháp trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành “Une campagne au Tonkin” (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.
Hành trình của bác sĩ quân y Hocquard (từ 11 tháng 1 năm 1884 - ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19 tháng 4 năm 1886 - ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào giai đoạn Pháp tiến hành cuộc bình định Bắc kỳ trước các lực lượng người Việt, quân Cờ Đen, quân Thanh… Trong sách, tác giả đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Hành trình của Hocquard qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến...
NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU TÁC PHẨM
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ... Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân...
Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...). “Hocquard bộc lộ tài năng nhất và cho thấy trải nghiệm của ông là quý giá nhất chính ở những đoạn mô tả cảnh sinh hoạt đời thường và mô tả những công cụ của nền văn minh vật chất.” (Philippe Papin, trong: Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999).
Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốnhiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc
Tác giả: Bác sĩ Hocquard
Dịch giả: Trương Quốc Toàn;
Ngày xuất bản: 11-2020
Kích thước: 26.5 x 19 cm
Nhà xuất bản: NXB Hà Nội
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 532
Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ
Tác phẩm hiếm có tường thuật bằng hình ảnh về những cuộc hành trình quân sự mà bác sĩ quân y Hocquard đã tham gia tại Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1886.
Đây là một trong những cuốn sách có số lượng tranh ảnh lớn nhất (225 ảnh) về Việt Nam đã từng được in, và nội dung cuốn sách cũng là kho tư liệu khổng lồ về lịch sử và văn hóa vùng đất Bắc - Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
VỀ TÁC PHẨM
Ký sự hành trình “Une campagne au Tonkin” (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu bằng tiếng Pháp trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành “Une campagne au Tonkin” (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.
Hành trình của bác sĩ quân y Hocquard (từ 11 tháng 1 năm 1884 - ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19 tháng 4 năm 1886 - ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào giai đoạn Pháp tiến hành cuộc bình định Bắc kỳ trước các lực lượng người Việt, quân Cờ Đen, quân Thanh… Trong sách, tác giả đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.
Hành trình của Hocquard qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến...
NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU TÁC PHẨM
Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ... Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân...
Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên...), giải trí (trò chơi, âm nhạc...). “Hocquard bộc lộ tài năng nhất và cho thấy trải nghiệm của ông là quý giá nhất chính ở những đoạn mô tả cảnh sinh hoạt đời thường và mô tả những công cụ của nền văn minh vật chất.” (Philippe Papin, trong: Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999).
Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốnhiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc