Sách lịch sử - Hỏi đáp về 82 Bia Tiến Sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám


₫ 64.000

Sản phẩm Sách lịch sử - Hỏi đáp về 82 Bia Tiến Sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,2 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam

Giới thiệu sách:
Văn bia là hiện tượng văn hóa được nảy sinh từ đời sống xã hội như là nét đặc thù và là hình thức thông tin thời cổ trung đại. Ở nước ta, số lượng văn bia còn lại không nhiều nhưng giá trị văn hóa, giá trị lịch sử đang được các nhà nghiên cứu văn hóa xã hội tìm cách khôi phục để trả lại vị trí vốn có của nó trong lòng văn hóa dân tộc. Trong kho tàng di sản quý báu đó, không thể không nhắc đến 82 tấm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Những tấm bia tiến sĩ đầu tiên được dựng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào năm Giáp Thìn (1484) đã mở đầu cho việc hình thành một quần thể di sản văn hoá nổi tiếng và quan trọng không chỉ đối với lịch sử của vùng đất Thăng Long văn hiến, đối với nền giáo dục Nho học Việt Nam mà còn là tài sản quý báu của dân tộc hàng mấy trăm năm qua. Đây còn là hình thức để tôn vinh, lưu danh các nhà trí thức lớn cho các thế hệ sau chiêm ngưỡng và học tập, bởi là nhân tài của đất nước, tuy đương thời đã được tôn vinh, trọng dụng, “những lời khen, tiếng thơm chưa đủ để lưu truyền lâu dài cho hậu thế, vì thế cho dựng bia ở cửa nhà Thái học để cho kẻ sĩ chiêm ngưỡng, hâm mộ phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái tiến lên…”.

Nội dung văn bia không chỉ ghi lại lịch sử cụ thể của từng khoa thi, mà còn thể hiện triết lí về giáo dục, đạo đức, văn hóa của các triều đại phong kiến do đó có tác động lớn lao đối với xã hội đương thời và hậu thế. Đó còn là những bài văn ca ngợi công đức các vua anh minh chăm lo việc giáo dục nhân tài như minh chứng lịch sử của đạo học người Việt ta từ trước, gìn giữ trường tồn và nhắc nhở cháu con đời đời tạc ghi ân đức của những bậc vua hiền, tôi giỏi….

Bia tiến sĩ Văn Miếu -Quốc Tử Giám là một di sản văn hoá đặc biệt quý giá, có giá trị trên nhiều phương diện, là dấu ấn của một phần tinh hoa trí tuệ và truyền thống hiếu học Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng như vậy, để giới thiệu đến đông đảo đại chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp nhân dân trong việc tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các tấm bia Tiến sĩ; thời gian qua việc phiên dịch, chú giải văn bia từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ đã được nhiều nhà khoa học chuyên ngành Hán Nôm thực hiện cẩn trọng và đầy tâm huyết. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Có thể nói, mỗi tấm bia Tiến sĩ là một trang sử bằng đá về giáo dục Nho học Việt Nam, trải hơn 5 thế kỷ tồn tại cùng với những thăng trầm của lịch sử, cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, cho dù đất nước, xã hội và con người đã có những đổi khác. Đứng trước vườn bia Văn Miếu, mỗi người dân Việt Nam không thể không lấy làm hãnh diện, tự hào về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đề cao trí thức; một tư tưởng đúng đắn xuyên suốt bao đời nay vẫn được trân trọng, giữ gìn, phát huy. Khi xem đọc các tấm bia Tiến sĩ, chúng ta cùng cảm nhận, suy ngẫm ý nghĩa, thông điệp tinh thần mà người xưa gửi gắm, từ đó nỗ lực vươn lên học tập, làm việc, trau dồi đạo đức theo gương các bậc tiền nhân. Đúng như nội dung tấm bia Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1676) có đoạn viết: “Lập ra chế độ để bảo tồn phong hóa, không chỉ sùng chuộng ca ngợi một thời, mà còn ngụ ý khuyên răn hậu thế, khiến cho người xem hễ nhìn thấy tên thì nhớ tới người. Nhớ người rồi thì sẽ tìm hiểu sự tích tốt hay xấu của người đó. Việc hay thì bắt chước, việc dở thì lấy làm răn, ai ai cũng học theo việc làm của người quân tử, lấy lòng chính trực trung nghĩa mà đứng trong triều, lấy nhân nghĩa đạo đức giúp vua thờ chúa, khiến cho thế đạo rạng rỡ sáng tươi, nước được vững yên như Thái Sơn tới ức vạn năm”.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, những giá trị truyền thống đặc sắc của nền văn hóa dân tộc; trên cơ sở các sách sử, tác phẩm và tư liệu đã công bố, chúng tôi biên soạn nên cuốn sách “Hỏi đáp về 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám”. Sách được trình bày dưới dạng hỏi đáp ngắn gọn, với mong muốn cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất, cái nhìn khái quát nhất về những giá trị vật chất, tinh thần cũng như nội dung, ý nghĩa và các vấn đề thú vị khác có liên quan đến 82 tấm bia Tiến sĩ. Từ đó giúp mọi người thêm yêu lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, nâng cao lòng tự tôn trong mỗi con người Việt Nam và cũng để hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử, về các vị vua, các danh nhân đất nước; “ôn cố tri tân” để rút ra những bài học hữu ích và biết ơn các bậc tiền nhân đã góp công xây dựng, giữ gìn non sông, gấm vóc Việt Nam tươi đẹp.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng việc thực hiện cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý, phê bình.

==================



– Tác giả: Lê Thái Dũng

– Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức

– Kích thước: 13 x 20,5 cm

– Số trang: 248

– Hình thức bìa: Bìa mềm tay gấp mép

– Hình thức ruột: Một màu

– Ngày xuất bản: