Sách - Kinh Tế Thương Nghiệp Việt Nam Dưới Triều Nguyễn


74.000 ₫ 62.680

Sản phẩm Sách - Kinh Tế Thương Nghiệp Việt Nam Dưới Triều Nguyễn đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 74.000 xuống còn ₫ 62.680, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam

Sách - Kinh Tế Thương Nghiệp Việt Nam Dưới Triều Nguyễn
Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội
Tác giả: Đỗ Bang
Ngày xuất bản: 11-2019
Số trang: 160
Kích thước: 14 x 20 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Nội dung:
"LỜI MỞ ĐẨU
Có phải thực trạng tình hình kinh tế thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỳ XIX như là một bức tranh “u ám” mà hậu quả là do triều Nguyễn thực thi chính sách “ức thương” và “bế quan tỏa cảng” đưa lại không? Đó là câu hỏi được đặt ra trong những năm gần đây khi cần phải nhận thức lại vấn đề lịch sử triều Nguyễn để có đánh giá khách quan nhằm tổng kết kinh nghiệm lịch sử, để lịch sử tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước ở các lĩnh vực phát triển kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, thực thi chính sách mở cửa... cho phù hợp với đặc điểm dân tộc và tinh hình thế giới hiện nay.
Trong những công trình biên khảo về triều Nguyễn không nhiều lắm thì việc nghiên cứu kinh tế thương nghiệp lại rất hiếm hoi. Phải chăng do đây không phải là trọng tâm khi nghiên cứu về một triều đại phong kiến, hoặc do nguồn tư liệu để lại quá ít ỏi làm cho các nhà nghiên cứu e ngại khi cần tiếp cận với một sự thực khách quan mà vốn tư liệu cơ bản không đủ để khắc phục? Dù rằng; thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã phát triển; kinh tế hàng hóa và nền thương mại của các cường quốc đã chi phối toàn cầu trong bối cảnh thế giới lúc đó thì Việt Nam như thế nào? Trách nhiệm của triều Nguyễn đến đâu trước họa ngoại xâm và trì trệ về kinh tế? Vấn đề này cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có những nhận định thỏa đáng; khách quan và có những khuyến nghị hợp lý đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo về kinh tế thương nghiệp dưới triều Nguyễn mà chỉ được đề cập với một dung lượng ít ỏi trong các cuốn sách của một số tác giả như Đoàn Trọng Truyến trong cuốn “Mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở ViệtNam” tác giả chỉ dành 26 trang trình bày một cách sơ lược về sự hình thành mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Năm 1961; Thành Thế Vỹ với cuốn sách Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVIỈJ XVỈỈI và đầu thế kỷXIX” bao gồm 252 trang; nhưng tác giả chỉ dành một trang (tr. 134) cho mục khai báo; lễ vật; thuế của thế kỷ XIX; thật là quá sơ lược. Các mục khác dành cho thế kỷ XIX những dòng chữ còn khiêm nhường hơn thế nữa.
Năm 1971; một công trình biên khảo nghiêm túc của Nguyễn Thế Anh xuất bản mang tên Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” với 342 trang; tác giả đã dành chương V: Các hoạt động thương mại (53 trang; từ tr. 231 - 284) để trình bàỵ về vấn đề này. Tác giả đã nêu ra các yếu tố về giao thông; các trung tâm buôn bán; các hoạt động thương mại; chính sách thuế khóa. Về chính sách ngoại thương; tác giả đã chú ý đến vai trò của Nhà nước trong việc quản chế thương mại quốc tế và thái độ của chính quyền nhà Nguyễn đối với các nhà buôn phương Tây trong đó tác giả muốn nhấn mạnh về địa vị của thương gia Hoa kiều trong nền ngoại thương Việt Nam.
Tác giả đã khai thác các nguồn tài liệu quan trọng ở trong nước và các công trình khảo cứu nước ngoài để phục dựng các hoạt động thương mại Việt Nam dưới triều Nguyễn; nhất là việc buôn bán với các nước trong khu vực. Tuy nhiên; chỉ dựa vào nguồn tài liệu thư tịch; thiếu phần khảo sát thực địa; nên tác giả không thể điều chỉnh; bổ sung để thấy sự chuyển biến của nền thương mại cũng như đặc điểm; bản chất; tác dụng của chính sách nhà nước với các hoạt động thương nghiệp, đặc biệt là sự chuyển biến và xu thế phát triển của đô thị Việt Nam dưới triều Nguyễ