Sách - Hội kín xứ An Nam
189.000
₫ 160.650
Sản phẩm Sách - Hội kín xứ An Nam đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 189.000 xuống còn ₫ 160.650, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
Sách: HỘI KÍN XỨ AN NAM
Tác giả: Georges Coulet
Dịch giả: Nguyễn Thanh Xuân, Phan Tín Dụng
Thể loại: Sách lịch sử, văn hóa
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 478
Loại bìa: Bìa mềm
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm xuất bản: 2019
Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa.
Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín.
Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín:
“Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa. Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng.
Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam []” Và tất nhiên, bộ máy cái trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam.
Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam.
Đây cũng là một cuốn nằm trong loạt đề tài sách nghiên cứu của nhiều học giả Pháp và châu Âu về hội kín Á Đông (Thiên Địa Hội Trung Hoa, Nghĩa Hòa Đoàn…)
Cuốn sách này cũng được các nhà nghiên cứu khác tham khảo rất nhiều để làm tư liệu cho các sách viết về văn hóa, tâm lý, tập tục Việt Nam. Đây cũng không phải là bản dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có thể xem là lần đầu tiên “Hội kín xứ An Nam” được xuất hiện một cách chính thức trong làng xuất bản Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã cố gắng tra cứu cho ra tên đúng của gần 800 nhân vật, địa danh vốn được viết theo kiểu cũ trong bản tiếng Pháp.
Cuốn sách dành cho những ai thấy tò mò về “hội kín”, “phù thủy”, “nhà sư, chùa chiền và hội kín”; những nhà nghiên cứu về bối cảnh xã hội Việt Nam thời xưa: Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Duy Tân…, cùng loạt nhân vật lịch sử luôn thu hút: Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Thần Hiến, Gilbert Chiếu Trần Chánh Chiếu, Đề Thám, Phan Xích Long… Hay những ai cần tài liệu tham khảo về hoạt động khởi nghĩa, bạo động của giai đoạn trước năm 1930 và bối cảnh lịch sử của một giai đoạn sôi sục các phong trào chống Pháp ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam kỳ đều cần tham khảo cuốn sách này.
Ảnh trên bìa sách là minh họa về thầy phù thủy, được mô tả ở cuối Phần I, Chương I, nội dung giới thiệu về vai trò và chức năng của thầy phù thủy/thầy pháp, phép thuật và tôn giáo trong hội kín.
TRÍCH ĐOẠN HAY
“Nói tóm lại, nếu luôn có sự biến loạn trong xã hội An Nam, đó là vì luôn có các hội kín, cả dưới sự cai trị của chính phủ bản địa lẫn chính quyền Pháp.
Về những hội này, họ mang bản chất là gì? Tổ chức như thế nào? Động cơ lý tưởng là gì?
Đây là đối tượng của công trình này, vốn dựa trên các tài liệu được tìm thấy trong bút lục của Tòa án quân sự Nam kỳ và Bắc kỳ, hoặc các Tòa phúc thẩm Sài Gòn và Hà Nội (xem “Phụ lục”, “Nguồn”) cũng như trong các tác phẩm đủ loại liên quan gần hoặc xa đến chủ đề này (xem Thư mục tham khảo), thay vì thử tìm nguồn gốc xa xôi và mơ hồ. Như thế, công trình này sẽ cố gắng chứng minh bằng cách phân tích các yếu tố phép thuật, tín ngưỡng và đời thường được tìm thấy trong tất cả các hội kín An Nam, rằng hội kín của người An Nam là một hiện tượng xã hội, chính xác trong bản chất và được định rõ qua những biểu hiện.
Tất cả hội kín trên đất An Nam đều bao hàm yếu tố:
a) Phép thuật qua các biểu tượng,
b) Tín ngưỡng qua các nghi lễ và điều lệ,
c) Đời thường bởi tổ chức thực tế.
Sự kết hợp mật thiết của ba yếu tố trên tạo nên một tổng thể hài hòa và một ‘thực thể xã hội’ mạnh mẽ sống động.” – “Dẫn nhập”, Hội kín xứ An Nam, Georges C
Tác giả: Georges Coulet
Dịch giả: Nguyễn Thanh Xuân, Phan Tín Dụng
Thể loại: Sách lịch sử, văn hóa
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 478
Loại bìa: Bìa mềm
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm xuất bản: 2019
Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa.
Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín.
Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín:
“Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa. Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng.
Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam []” Và tất nhiên, bộ máy cái trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam.
Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam.
Đây cũng là một cuốn nằm trong loạt đề tài sách nghiên cứu của nhiều học giả Pháp và châu Âu về hội kín Á Đông (Thiên Địa Hội Trung Hoa, Nghĩa Hòa Đoàn…)
Cuốn sách này cũng được các nhà nghiên cứu khác tham khảo rất nhiều để làm tư liệu cho các sách viết về văn hóa, tâm lý, tập tục Việt Nam. Đây cũng không phải là bản dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có thể xem là lần đầu tiên “Hội kín xứ An Nam” được xuất hiện một cách chính thức trong làng xuất bản Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã cố gắng tra cứu cho ra tên đúng của gần 800 nhân vật, địa danh vốn được viết theo kiểu cũ trong bản tiếng Pháp.
Cuốn sách dành cho những ai thấy tò mò về “hội kín”, “phù thủy”, “nhà sư, chùa chiền và hội kín”; những nhà nghiên cứu về bối cảnh xã hội Việt Nam thời xưa: Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Duy Tân…, cùng loạt nhân vật lịch sử luôn thu hút: Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Thần Hiến, Gilbert Chiếu Trần Chánh Chiếu, Đề Thám, Phan Xích Long… Hay những ai cần tài liệu tham khảo về hoạt động khởi nghĩa, bạo động của giai đoạn trước năm 1930 và bối cảnh lịch sử của một giai đoạn sôi sục các phong trào chống Pháp ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam kỳ đều cần tham khảo cuốn sách này.
Ảnh trên bìa sách là minh họa về thầy phù thủy, được mô tả ở cuối Phần I, Chương I, nội dung giới thiệu về vai trò và chức năng của thầy phù thủy/thầy pháp, phép thuật và tôn giáo trong hội kín.
TRÍCH ĐOẠN HAY
“Nói tóm lại, nếu luôn có sự biến loạn trong xã hội An Nam, đó là vì luôn có các hội kín, cả dưới sự cai trị của chính phủ bản địa lẫn chính quyền Pháp.
Về những hội này, họ mang bản chất là gì? Tổ chức như thế nào? Động cơ lý tưởng là gì?
Đây là đối tượng của công trình này, vốn dựa trên các tài liệu được tìm thấy trong bút lục của Tòa án quân sự Nam kỳ và Bắc kỳ, hoặc các Tòa phúc thẩm Sài Gòn và Hà Nội (xem “Phụ lục”, “Nguồn”) cũng như trong các tác phẩm đủ loại liên quan gần hoặc xa đến chủ đề này (xem Thư mục tham khảo), thay vì thử tìm nguồn gốc xa xôi và mơ hồ. Như thế, công trình này sẽ cố gắng chứng minh bằng cách phân tích các yếu tố phép thuật, tín ngưỡng và đời thường được tìm thấy trong tất cả các hội kín An Nam, rằng hội kín của người An Nam là một hiện tượng xã hội, chính xác trong bản chất và được định rõ qua những biểu hiện.
Tất cả hội kín trên đất An Nam đều bao hàm yếu tố:
a) Phép thuật qua các biểu tượng,
b) Tín ngưỡng qua các nghi lễ và điều lệ,
c) Đời thường bởi tổ chức thực tế.
Sự kết hợp mật thiết của ba yếu tố trên tạo nên một tổng thể hài hòa và một ‘thực thể xã hội’ mạnh mẽ sống động.” – “Dẫn nhập”, Hội kín xứ An Nam, Georges C