Sách - Đồ Thờ Trong Di Tích Của Người Việt


130.000 ₫ 99.500

Sản phẩm Sách - Đồ Thờ Trong Di Tích Của Người Việt đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 130.000 xuống còn ₫ 99.500, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam

Sách - Đồ Thờ Trong Di Tích Của Người Việt
Tác giả Trần Lâm Biền
Nhà xuất bản NXB Thế Giới
Đơn vị phát hành Nhà sách Hàn Thuyên
Ngày xuất bản 12-2018
Số trang 182
Kích thước 21 x 24 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Trong một tấm bia của chùa Bối Khê (Thanh Oai - Hà Nội) niên đại Đại Hòa thời Lê Sơ (1443-1453) có ghi rằng: Anh tú của trời đất tụ thành sông núi. Sự linh thiêng của sông núi đúc ra thánh thần. Thánh thần linh thiêng hóa làm mây gió sấm mưa để nhuần tưới cho sinh dân và còn mãi muôn đời cùng non nước đất trời vậy.
Câu nói minh triết ấy là tinh thần dẫn người xưa vào đạo. Ngày nay, chúng ta quan niệm rằng tôn giáo tín ngưỡng là văn hóa. Bất kể dòng tư tưởng lớn nào của thế giới cho tới những tư tưởng bình dân nhuốm màu tôn giáo đều lấy thiện tâm làm đầu, từ đó mới bàn đến tư tưởng và tâm linh, để cuối cùng hội tụ vào thần linh. Đồ thờ như ""giấy thông hành"" để tầng dưới tiếp cận tầng trên, con người tiếp cận với đấng vô biên (mà suy cho cijng đấng vô biên chỉ là sản phẩm thuộc tư duy liên tưởng của loài người). Mỗi thời có một nhận thức khác nhau, tư duy liên tưởng khác nhau sẽ dẫn đến cách ứng xử và mối liên hệ với thần linh khác nhau. Không một di tích tôn giáo nào không có đồ thờ. Đồ thờ xác định tư cách cho những kiến trúc cùng với hệ thống tượng liên quan để trở thành di tích tôn giáo tín ngưỡng. Ngược lại, nếu không có đồ thờ thì cùng lắm di tích đó chỉ mang hình thức một nhà trưng bày. Như vậy, đồ thờ đã góp phần thiêng hóa kiến trúc thờ tự, hướng tâm con người đến lẽ huyền vi của đạo, hướng đến chân, thiện, mỹ, tránh thoát những dục vọng thấp hèn, góp phần làm cân bằng những tâm hồn luôn bị giày vò bởi tục lụy. Đồ thờ là sản phẩm văn hóa hữu thể, chứa đựng những ước vọng truyền đời của tổ tiên, qua nó như qua thần linh để cầu nguồn hạnh phúc trần gian, ở Việt Nam, đồ thờ mang vẻ đẹp tâm linh thánh thiện, phản ánh tâm thức của người nông dân trồng lúa nước. Chúng vượt lên trên cả tính tích cực và tiêu cực của người đời, vượt lên trên cả những yếu tố sùng bái thuộc tín ngưỡng và dị đoan, để tồn tại như một chứng tích lịch sử, một lời nhắn nhủ cCia tổ tiên... Thông qua đồ thờ, chúng ta có thể tìm về bản thể chân như thuộc vẻ đẹp của người xưa, để con người nhờ đó mà nâng cao thêm được tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở, yêu quý lẽ nhân bản, đồng thời có ý thức trọng đức đẹp của cả đạo và đời.
Đã gắn với chữ thờ là gắn với sự linh thiêng. Nhưng, nhiều cư dân trên thế giới cho rằng, những thứ mà chúng ta tạm gọi là đồ thờ chỉ mang tư cách ""công cụ"" phục vụ tôn giáo tín ngưỡng. Không có cái gì gọi là đồ thờ cả, vì đó chỉ là một số vật thể vô tri vô giác không tự tạo nên một sức mạnh thiêng liêng nào. Sức linh chỉ có ở thần/ thánh, ""công cụ"" phục vụ tôn giáo chỉ có thể phát huy tác dụng dưới sự chi phối của 
thần hoặc của những người biết cách sử dụng những ""công cụ"" đó - suy cho cùng, chúng chỉ là những vật ""làm sang"" cho thần/thánh. Song, bằng thứ tư duy mênh mông tràn vũ trụ, người Việt đã nghiệm thấy (hay tự gắn cho) đồ thờ của mình, tự nó, đã chứa đựng một sức linh tiềm ẩn nhất định. Chúng vượt ra ngoài cái cơ thể thuộc hình, danh, sắc, tướng để trở thành những vật thể ít nhiều mang tính biểu tượng. Và, đương nhiên có lúc chúng như đại diện cho thần - Thần nào? Nhiều khi không rõ! Trước đây đa số người Việt cứ thấy nơi nào có bát hương với nhiều chân hương, nhất là khi có hương đang thắp, rồi những hòn đá thiêng..., thì trong tâm liền khởi sự kính cẩn với ý thức: ""kính thần như thần tại"". Thần linh thực là xa vời và cũng rất gần gũi.
Hiện nay, trong sự ""hỗn độn"" của nhận thức về thế giới siêu nhiên, các học giả chưa có được một định nghĩa chặt chẽ và đầy đủ về đồ thờ, thì chúng ta tạm quy ""không gian"" của chúng vào những thứ mà tự nó có sức linh hoặc liên quan đến thần linh và những thứ gắn với cuộc sống tâm linh thuộc tín ngưỡng tôn giáo. Suy cho cùng, tạm xếp những hiện vật đậm chất văn hoá nghệ thuật cùng nhiều ý nghĩa thiêng liêng vào một ""trường"", để thuận tiện cho việc định ra những giá trị nhiều mặt cCia chúng, để những ứng xử của hiện tại và tương lai đối với quá khứ mang đầy vẻ đẹp. CCíng phải nói rằng, trong công trình này không đề cập tới tranh thờ, vì đây là vấn đề phức tạp và phần nào đã được giải quyết trong công trình tranh dằn gian cija nhiều tác giả khác.
Bằng đồ thờ, ở một chừng mực nào đó, đã như gỢi cho con người thời trước suy ngẫm tới nỗi ám ảnh thường trực là cái sống và cái chết. Cái sống liên quan tới mối ứng xử của họ với đời và với chính mình, trong đó biết bao nỗi ràng buộc của xã hội và những khắc khoải riêng tư... Còn cái chết? Nếu là sự tàn phai của kiếp đời, là dấu chấm hết của một sinh linh và đằng sau là một ""màn đen"" bất tận, thì con người dễ bị rơi vào những tiêu cực nhiều khi trở nên tàn ác... Song, chưa một thời nào con người chịu khuất phục bởi hoàn cảnh. Từ thời cổ đại với tư duy mênh mông ngang tầm trời đất, con người tự khẳng định mình là người nên đã tự tìm lấy một hướng đi, tìm một niềm an ủi đầy chất ""trí tuệ""