Sách - Biên Bản Chiến Tranh 1-2-3-4.75 (Tái Bản Lần Thứ Năm, Có Bổ Sung)


229.000 ₫ 194.650

Sản phẩm Sách - Biên Bản Chiến Tranh 1-2-3-4.75 (Tái Bản Lần Thứ Năm, Có Bổ Sung) đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 229.000 xuống còn ₫ 194.650, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,1 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam

Công ty phát hành: NXB Chính Trị Quốc Gia
Nhà xuất bản: NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Tác giả: Trần Mai Hạnh
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 612
Năm xuất bản: 2020

Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần đầu vào tháng 4/2014. Tác phẩm đã giành được những giải thưởng danh giá trong nước và khu vực như: Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Năm 2017, tác phẩm được dịch sang tiếng Anh để giới thiệu với bạn đọc quốc tế. Năm 2018, tác phẩm được dịch sang tiếng Lào và được Nhà nước Việt Nam trao tặng nước bạn Lào. Hiện tác phẩm tiếp tục được dịch sang ngôn ngữ khác. Hai nội dung chính được bổ sung trong lần tái bản này đã nâng tầm Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, xét cả về độ tin cậy và phong phú của các tài liệu, văn bản được viện dẫn khiến tác phẩm xứng đáng là một biên niên sử sống động, có giá trị cả về lịch sử, báo chí, văn chương và sức hấp dẫn bạn đọc về những giờ phút sụp đổ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn và chính thể Việt Nam Cộng hòa. Về nội dung bổ sung thứ nhất, theo Lời Nhà xuất bản, kể từ lần xuất bản đầu tiên (tháng 4/2014) đến nay đã 6 năm. Trong thời gian đó, xuất hiện thêm một số tài liệu tuyệt mật được phía Hoa Kỳ giải mật; một số sự kiện, sự việc, tình tiết quan trọng trong giờ phút sụp đổ cuối cùng được các tướng lĩnh và các nhân vật chủ chốt trong chính quyền Sài Gòn đang sống và định cư ở nước ngoài tiếp tục hé lộ. Những chi tiết đắt giá, tin cậy đã được chọn lọc để bổ sung cho nội dung xuất bản trước đó, giúp tác phẩm thêm phần đầy đủ, sinh động, hấp dẫn, phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc. Nội dung bổ sung thứ hai ở phần Phụ lục: in nguyên văn các thư từ, điện văn của Tổng thống Mỹ Nixon và G. Ford gửi Nguyễn Văn Thiệu và trả lời của Thiệu; biên bản một số cuộc họp "Hội đồng an ninh quốc gia" của Nguyễn Văn Thiệu; văn bản đệ trình của Bộ Tổng tham mưu, các báo cáo phân tích tình báo của quân đội Sài Gòn và đại sứ quán Mỹ trong những ngày tháng sụp đổ cuối cùng của chiến tranh. Trong lần tái bản này, 21 tài liệu tham khảo đã in trong những lần xuất bản trước được giữ nguyên, đồng thời bổ sung thêm 10 tài liệu nguyên bản, đưa tổng số tài liệu tham khảo ở phần Phụ lục lên 31 tài liệu. 10 tài liệu tham khảo được bổ sung trong lần tái bản này gồm: 1 - Kế hoạch 3 giai đoạn phòng thủ Quân khu 3, 4 và Nội các chiến tranh 2 - Tập công điện chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn 3 - Lệnh giải nhiệm chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn của Cao Văn Viên 4 - Lệnh bổ nhiệm Vĩnh Lộc làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn 5 - Danh sách tướng lĩnh trình diện, dự buổi giao ban cuối cùng của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn 6 - Thư của Đại tá Phạm Bá Hoa, Tham mưu trưởng Tổng cục tiếp vận Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn 7 - Lệnh buông súng sáng 30/4/1974 của Dương Văn Minh trên Đài Sài Gòn 8 - Lệnh của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh trên Đài Sài Gòn sáng 30/4/1974 9 - Tuyên bố của Kissinger khi Hoa Kỳ chấm dứt sự có mặt ở miền Nam Việt Nam 10 - Thiệu phát biểu trực tiếp trên Đài Truyền hình Sài Gòn 22 giờ ngày 4/4/1975 sau khi mất toàn bộ Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Quy Nhơn, Nha Trang, Tuyên Đức, Đà Lạt. 31 tài liệu tham khảo đặc biệt hầu hết là các tài liệu thu được tại bàn làm việc và nơi ở của Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tại Dinh Độc Lập và tại phòng làm việc của Cao Văn Viên, Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn vào buổi trưa và chiều tối ngày 30/4/1975. Với tư cách là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, trực tiếp chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập, nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền trong và ngoài quân đội cùng cơ may lịch sử, cơ duyên cuộc sống, tác giả đã may mắn tiếp cận, khai thác được những tài liệu quý giá trên đây và lưu giữ tới nay. Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 (Tái bản lần thứ năm, có bổ sung) gồm 19 chương nội dung tác phẩm và phần phụ lục gồm 31 tài liệu tham khảo nguyên bản được in toàn văn đã phục dựng một cách trung thực, sinh động sự sụp đổ cùng chân dung của hầu hết tướng lĩnh quân đội và số phận những người cầm đầu chính quyền tay sai Sài Gòn trong bốn tháng cuối cùng của chiến tranh giải phóng miền Nam (từ tháng 01 đến hết tháng 4/1975), làm nổi bật chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản Việt