Sách - Bản Quyền - Hàng Phòng Thủ Để Canon Cất Cánh


₫ 79.000

Sản phẩm Sách - Bản Quyền - Hàng Phòng Thủ Để Canon Cất Cánh đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam

Bản Quyền - Hàng Phòng Thủ Để Canon Cất Cánh
( Tặng Postcard bốn mùa ngẫu nhiên )

Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Giichi Marushima
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 241
Nhà xuát bản : Công Thương

Năm 1960, Canon đứng trước một sự thay đổi mang tính cách mạng. Từ một công ty chỉ sản xuất máy ảnh cao cấp, họ phải tiến hành đại chúng hóa và đa dạng hóa sản phẩm để vươn lên tầm cao mới. Một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp Canon tiến hành cách mạng thành công là sở hữu trí tuệ, và người tiên phong trong lĩnh vực này chính là Giichi Marushima – Giám đốc sáng chế của Canon. Vậy việc vận dụng bằng sáng chế như một chiến lược của công ty cụ thể là gì? Những người Nhật được sinh ra vào năm thứ 9 thời Chiêu Hòa (tức năm 1934) đã nghênh chiến với những doanh nhân người Mỹ như thế nào? Và doanh nhân Nhật cần phải suy nghĩ và vận dụng quyền sở hữu trí tuệ hoặc bằng sáng chế vào công việc ra sao?
Trong Bản quyền – Hàng phòng thủ để Canon cất cánh, Giichi Marushima sẽ kể lại những kinh nghiệm của bản thân trong suốt 40 năm hoạt động trong lĩnh vực bằng sáng chế, đồng thời chia sẻ những suy nghĩ và ý kiến cá nhân về chiến lược sở hữu trí tuệ – chiến lược sẽ thu hút được các doanh nghiệp Nhật Bản. Từ đó chúng ta sẽ hiểu được sở hữu trí tuệ đã giúp Canon trở thành một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh như thế nào? Và chúng ta có thể học được gì từ đó.

Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Cuộc chiến với người khổng lồ mang tên XEROX
Canon mang tham vọng về việc đa dạng hóa
Sự ra đời của phương thức NP
Sự phản công của Xerox
Chương 2: Thế nào là kinh doanh bằng sáng chế một cách có chiến thuật?
Triển khai hệ thống NP
Kinh doanh máy tính – mảng kinh doanh trợ giúp đắc lực cho việc phát triển máy photocopy
Đối mặt với vấn đề’ người được ủy quyền nộp đơn xin cấp bằng sáng chế
Bài giảng về pháp luật có liên quanđến bằng sáng chế
Bằng sáng chế trong môi trường kinh doanh
Chương 3: Thương lượng
Kinh nghiệm ở nước ngoài
Những vị luật sư
Thuật thương lượng mà không nói “tôi muốn ”
Bản chất của việc thương lượng là như nhau
Mang theo vũ khí thương lượng
Chiến lược bằng sáng chế của Canon là đã mang vào sự khác biệt văn hóa
Chương 4 : Sáng chế chuyên nghiệp vì điều gì?
Chính sách bằng sáng chế chuyên nghiệp là gì?
Các nước tiến bộ sau chiến lược kỹ thuật hóa học
Sự liên kết trong ngành công nghiệp
Các vấn đề tiêu chuẩn hóa
Cải cách đại học
Tư pháp và bằng sáng chế chuyên nghiệp
Mở rộng tài sản trí tuệ
Suy nghĩ thế nào về phát minh công việc

Trích đoạn sách:
Canon mang tham vọng về việc đa dạng hóa
Khi Marushima mới vào làm, Công ty Máy ảnh Canon (hiện là Canon) đang trong giai đoạn chuyển mình nhằm thoát khỏi hình ảnh một công ty chuyên sản xuất máy ảnh cao cấp kể từ lúc thành lập. Cụ thể, công ty sẽ tiến hành khai thác thị trường máy ảnh trung cấp dễ sử dụng, hướng đến kỷ nguyên đại chúng hóa – thời đại này nhất định sẽ đến và công cuộc khai thác sẽ diễn ra tại xưởng sản xuất máy ảnh – được đánh giá là nơi sản xuất máy móc cao cấp. Thêm vào đó, công ty sẽ vận dụng những kỹ thuật điện tử, công nghệ chính xác và công nghệ quang học đã tích lũy được và lên kế hoạch cho việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm liên quan đến máy ảnh như ống kính zoom chuyên dụng để quay các chương trình truyền hình hay máy quay phim bản Hơn nữa, công ty cũng hướng tới đa dạng hóa toàn bộ công việc kinh doanh, mở rộng sang các mảng khác như máy móc dùng trong y khoa hay trong gia đình và văn phòng. Đầu đọc đồng bộ ra mắt năm 1959 là điểm khởi đầu cho sự đa dạng hóa này.Đầu đọc đồng bộ là sáng chế của Giáo sư Yasushi Hoshino thuộc trường Đại học Công nghiệp Tokyo.
Ở mặt sau của một tờ giấy có in hình ảnh và chữ, ta quét lên đó vật liệu từ tính theo chiều rộng nhất định, khi đặt lên bàn xoay đã được gắn ba đầu từ, nó có thể ghi âm và phát lại âm thanh. Thiết bị này cho phép người dùng vừa nhìn thấy chữ và hình ảnh vừa có thể nghe được âm thanh, vì vậy nó được đặt tên là đầu đọc đồng bộ (synchro reader).
Ngày nay, khi kỹ thuật ghi âm đã tiến bộ rất nhiều, có lẽ bạn không nghĩ rằng thiết bị này là điều gì ghê gớm, nhưng vào thời đó, nó được coi là kỹ thuật trong mơ. Đội ngũ quản lý của Canon lúc bấy giờ đã nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật này.
Ông Hiroshi Suzukawa – Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật thời đó – là người đã nhiệt tình thúc đẩy kỹ thuật này. Ông tiến hành tuyển dụng những kỹ sư điện mà công ty đang thiếu, tổ chức phát triển mang tính tập trung và chỉ trong vòng hai năm, ông đã giúp Canon gặt hái được thành công trong việc biến kỹ thuật này thành sản phẩm.
Đầu đọc đồng bộ trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông trước cả khi được bày bán, đến mức nhìn từ hiện tại, ta sẽ có cảm giác điều này hơi kì quặc. Sự kỳ vọng của đội ngũ quản lý Canon cũng vô cùng cao, nhưng khi sản phẩm được tung ra vào tháng Năm năm 1959 thì sự kỳ vọng ấy lại sụp đổ. Số máy bán được trong sáu tháng đầu chỉ là 650 c