Hạt giống dưa chuột chùm siêu trái


15.000 ₫ 13.000

Sản phẩm Hạt giống dưa chuột chùm siêu trái đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 15.000 xuống còn ₫ 13.000, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam

Kỹ thuật trồng leo, dưa chuột chùm
Giống dưa chuột chùm là giống tự thụ phấn, có thể đậu 7-8 quả/chùm, giống cho thu hoạch sớm (sau khoảng 39-43 ngày trồng). Năng suất đạt tới 12-14kg/m^2. Trọng lượng quả 90-100g, chiều dài quả 10-12cm, đường kinh 3-3,5cm. Giống có thể trồng ngoài trời, nhà kính. Giống có vị giòn ngon, khả năng khánh bệnh cao. Nhiệt độ tối ưu hạt nảy mầm: 25◦C.

Gieo hạt: Hạt giống dưa các bạn ngâm trong nước ấm 3-4h, rồi tiến hành ủ hạt trong khăn ẩm, đến khi hạt nứt mầm thì mang trồng. Lưu ý: Không để mầm dài quá 1cm để tránh hiện tượng mầm bị gẫy trong quá trình trồng.

Khi hạt nảy mầm ta mang trồng trên giá thể ươm đã chuẩn bị. Giá thể ươm gồm : đất tơi xốp, mùn, phân hoai mục, xơ dừa (tro trấu, cát mịn). Trộn bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma vào hỗn hộp đất để tránh hiện tượng thối gốc. Duy trì lượng nước vừa đủ cho cây con, có thể hơi khô, để tránh hiện tượng thối gốc cây.


– Sau khoảng 2 tuần từ khi hạt nảy mầm tiến hành bón bổ sung phân đầu trâu 501 (hoặc dung đầu trâu 13-13-13), pha 1 thìa cà phê/5 lít nước để bón gốc cho cây con.

– Khi cây có khoảng 3 lá thật tiến hành  đánh cây ra trồng chỗ cố định. Nếu trồng thùng xốp thì 1cây/1 thùng. Lưu ý: Đổ đất cách mặt thùng xốp khoảng 5 cm, để kê thùng xốp lên viên gạch để tạo độ thông thoáng và thoát nước tốt. Trồng vườn thì khoảng cách cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 40cm.

– Khi cây có “tai” hay khoảng 4-5 lá thật, tiến hành buộc cây vào cọc.

– Từ gốc đến lá thứ 4 , các bạn bỏ hết cành bên và hoa. Chú ý biện pháp này nhé, các bạn đừng tiếc. Chúng ta tiến hành hoạt động này để dưỡng cây, cây dồn chất vào bộ rễ, sau này cho quả lâu hơn. Gốc cây thoáng, sẽ giảm khả năng bị bệnh cho cây ở phần gốc.

– Cành bên từ nách 4 trở lên chúng ta để lại, chú ý cắt bỏ ngay sau khi thu hoạch quả để giảm tải cho cây và thoáng gốc.

Phân bón: Nhìn chung : khi cây còn non chưa có hoa thì bón phân NPK .

Khi cây bắt đầu ra hoa, phình quả thì bón thêm kali là cần thiết để tăng độ ngọt và giòn quả. Các bạn mua phân siêu kali vi lượng về kết hợp bón cùng NPK. 

Dưa leo (dưa chuột) là loại thực vật họ Bầu Bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng. Nhưng dưa chuột lại không phải là giống cây khỏe, khó chịu được biến động của môi trường nên cần kỹ thuật trồng dưa leo trong chậu đúng cách và chú ý chăm sóc để có thể ra quả thành công.
Khi chăm sóc cây dưa chuột cần quan tâm đến các yếu tố:
1. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Điều này là rất quan trọng đối với dưa chuột. Cây dưa chuột cần khoảng 6-8 giờ nắng mỗi ngày. Con số này nên được tính toán một cách chính xác nhất để cây phát triển tốt và cho ra trái năng suất.

2. Bón phân: Dưa chuột cần rất nhiều phân bón. Vì thế, vào mỗi tuần, đặc biệt trong mùa sinh trưởng hãy thêm lượng phân bón cho cây. Giai đoạn ra hoa nên bón thêm phân bón Siêu Kali vi lượng để ra nhiều hoa, tăng tỉ lệ đậu trái và tăng độ giòn ngọt của quả.
#duachuotchum #dualeo #giasihcm #hatgionghcm #dualeoba