BÀN CỜ VÂY CỜ TƯỚNG GỖ TRÚC


₫ 490.000

Sản phẩm BÀN CỜ VÂY CỜ TƯỚNG GỖ TRÚC đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam

Tên sản phẩm: bàn cờ vây + cờ tướng
Kích thước: 44* 47*2 cm
Bàn: 19*19
Màu: vàng nhạt
Loại gỗ: trúc
Bàn được gia công vô cùng công phu, màu nhã nhặn đẹp mắt
Độ dày: 2cm
Tiện ích: vừa chơi được cờ vây vừa chơi được cờ tướng
Cờ vây là một loại cờ mà nhiệm vụ của hai người chơi là xây dựng những vùng đất cho mình. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với cờ tướng, cờ vua, Caro hay Othello như nhiều người vẫn tưởng.
Bàn cờ hình vuông, có 19 đường ngang dọc giao nhau, tạo thành 361 giao điểm.
Trên bàn có 9 chấm đen gọi là sao, giúp người chơi dễ dàng định vị trên bàn cờ.
Sao chính giữa bàn cờ thường gọi là Thiên Nguyên hay tengen.
Người mới bắt đầu thường chơi với bàn cờ cỡ nhỏ 9×9, sau đó là 13×13.
Quân cờ có 2 màu đen và trắng, sẽ được đặt xuống bàn cờ tại các giao điểm.
Các quân cờ đứng cạnh nhau (ngang, dọc) sẽ tạo thành các nhóm quân.
Các giao điểm trống cạnh quân hoặc nhóm quân (ngang, dọc) gọi là khí.
Quân hoặc nhóm quân nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ trở thành tù binh.
Hình bên dưới mô tả việc bắt quân: Trắng lần lượt siết khí những quân đen tam giác để bắt.
Cách chơi, luật chơi cờ vây:
Nguyên tắc:
Cờ vây chơi theo lượt, mỗi lượt người chơi đặt 1 quân. Người cầm quân đen đi trước.
Nếu không cần thiết, người chơi có thể bỏ qua lượt chơi của mình. Nếu cả 2 người cùng bỏ qua thì ván cờ kết thúc.
Một quân khi đặt xuống bàn phải có ít nhất 1 khí và không di chuyển nữa.
Không đánh quẩn: không được đánh 1 nước lặp lại 1 trạng thái trước đây của bàn cờ.
Nếu đen đánh ở a để ăn trắng, trắng không được phép đánh lại để ăn 1 quân đen mà phải đánh ở 1 vị trí khác. Sau nếu đen không đánh ở B, trắng có thể đánh ở B để ăn lại đen. (Cách đánh này trong cờ vây gọi là đánh cướp, chúng ta sẽ tìm hiểu về luật này ở 1 bài khác)
Khí của quân cờ:
Khi một quân cờ được đặt xuống bàn trống, tất cả giao điểm nằm sát (ngang và dọc) là khí của quân đó.
Đen có thể tạo một đám quân có nhiều khí hơn bằng cách nối quân với nhau.
Hai quân chéo nhau thì chưa nối với nhau, như Đen B không liên quan với nhóm A.
Khi đối phương đặt quân vào khí của mình, quân mình mất đi khí ở đó.
Một quân không còn khí sẽ bị ăn và được bốc ra khỏi bàn cờ, trở thành tù binh của đối phương.
Ví dụ Trắng đi tại các điểm ‘X’ sẽ ăn được những quân đen đánh dấu tròn tương ứng.
Theo luật cờ vây, ta được phép đi bất kỳ điểm nào trên bàn cờ, miễn là nó có khí.
Nhưng ta không được đặt quân vào vị trí quân của mình hết khí. Đen không được đi ở các điểm đánh dấu phía trên.
Trắng được phép đi vào đây, vì nó đơn giản là nước nối quân.
Tuy thế, ta vẫn được phép đặt vào điểm hết khí trong trường hợp có thể ăn được quân đối phương.
Ở minh họa trên, khi Đen đi vào các vị trí tam giác thì những đám trắng đánh dấu tròn sẽ bị bốc ra khỏi bàn cờ.
Sống và chết trong cờ vây
Khi hai bên giao tranh, rất nhiều khi một bên bị bao vây hoàn toàn bởi quân đối phương. Lúc này, chúng ta sẽ phải xét đến tình trạng của nó. Thường sẽ rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau: Đã sống, đã chết, hoặc chưa thể xác định đư