Sách - Combo Triết Học Descartes + Triết Học Nghệ Thuật Của Heidegger - Tác giả TS. Trần Thái Đỉnh, Julian Young
375.000
₫ 300.000
Sản phẩm Sách - Combo Triết Học Descartes + Triết Học Nghệ Thuật Của Heidegger - Tác giả TS. Trần Thái Đỉnh, Julian Young đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 375.000 xuống còn ₫ 300.000, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
Sách - Combo Triết Học Descartes + Triết Học Nghệ Thuật Của Heidegger
Triết Học Descartes
Công ty phát hành Công Ty Sách Thời Đại
Ngày xuất bản 04-2019
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 594
Trọng lượng 800 g
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học
Cuốn sách này được xem như một toàn thư về Descartes. Cuốn sách là bản in chung 3 trong 1: 2 tác phẩm quan trọng nhất của Descartes được lịch sử triết học đề cao là "Phương pháp luận" và "Những suy niệm siêu hình học" do GS. Trần Thái Đỉnh dịch sang tiếng Việt; và cuốn sách biên khảo "Triết học Descartes".
Triết học truyền thống khởi đi từ thế giới và luôn lấy thế giới làm nền, còn triết học Descartes lại khởi sự từ hành vi suy tưởng của con người và luôn lấy đó làm căn cứ. Triết học của Descartes là triết học tinh thần và triết học truyền thống là triết học thiên nhiên. Descartes đả phá tất cả, Hy Lạp và Trung cổ khởi công từ chỗ truy nhận thế giới vĩnh cửu và tuyệt đối chân thật, nay Descartes khởi sự từ chỗ coi thế giới là truyện bày đặt, truyện biến ngôn và ông khởi sự từ hành vi suy tư của con người. Descartes xác định lại 2 lĩnh vực khoa học và triết học, phân ranh rõ rệt giữa những truy tầm khoa học và những suy niệm triết học. Descartes khởi sự triết học từ tư tưởng con người, tức yếu tố tinh thần của con người chứ không xây triết học trên thế giới như triết học truyền thống đã làm. Vì vậy, triết học của Descartes là triết học về con người, nhưng ngạc nhiên là ông không định nghĩa con người là con vật có lý trí. Ông đề cao ý chí (volonté) và tự do hơn. Ông coi ý chí là yếu tố căn bản và cao trọng nhất nơi con người. Có thể nói rằng, con người trong triết Descartes không còn là một vật trong thiên nhiên nữa, nhưng là một tinh thần. Descartes coi con người là một hữu thể siêu việt. Và Descartes là chỗ đứt quãng, phân ranh hai thời đại đi trước và đi sau thành hai nền tư tưởng khác hẳn nhau.
Triết Học Nghệ Thuật Của Heidegger
Tên Nhà Phát Hành Nhã Nam
Tác giả Julian Young
Người Dịch Như Huy, Bùi Văn Nam Sơn
Nhà xuất bản NXB Thế Giới
Năm XB 2019
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Trọng lượng (gr) 390
Kích thước 14 x 20.5 cm
Số trang 376
Hình thức Bìa Mềm
“Nghệ thuật là gì?”, theo cách truyền thống, các triết gia đã trả lời câu hỏi này bằng cách tập trung vào kẻ sáng tạo nghệ thuật (như Nietzsche), hoặc vào kẻ tiếp nhận nghệ thuật (như Kant và Schopenhauer), và rồi từ các điểm nhìn đó họ suy ra bản chất của tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, Heidegger không chọn hai cách tiếp cận trên vì theo đó bản chất của nghệ thuật hoá ra lại là một trạng thái tâm lý học và triết học nghệ thuật sẽ bị thoái triển thành “mỹ học”. Mà nền tảng tối hậu cho mỹ học, quan điểm thẩm mỹ về nghệ thuật chính là sự thống trị hoàn toàn của lý tính, sự chiến thắng chung cuộc của quan điểm rằng khoa học và chỉ khoa học mới có thể đạt tới chân lý. Trong khi theo Heidegger, nghệ thuật đóng vai trò là một trong những thể điệu làm cho “chân lý xảy ra”, chân lý tự thiết lập, chân lý tự-thiết định-thành-tác phẩm. Từ đó, ông cho rằng nghệ thuật hiện đại đang thực sự hiện hữu trong một khí quyển lý thuyết tồi, có thể giết chết nó. Ông muốn hủy giải bầu không khí đó bằng cách tái trình bày lý thuyết xưa cũ hơn về nghệ thuật của những triết gia trước thời Socrates, nhằm đưa nghệ thuật lớn quay lại. Chỉ khi nào nghệ thuật lớn quay lại, thì lúc đó “sự đối đầu chung quyết” với thời đại “suy mạt” - thời đại quy con người và vạn vật về “nguồn lực” - mới xảy ra. Chỉ riêng có nghệ thuật lớn mới cung cấp được thuốc giải cho thời đại ấy mà
Triết Học Descartes
Công ty phát hành Công Ty Sách Thời Đại
Ngày xuất bản 04-2019
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 594
Trọng lượng 800 g
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học
Cuốn sách này được xem như một toàn thư về Descartes. Cuốn sách là bản in chung 3 trong 1: 2 tác phẩm quan trọng nhất của Descartes được lịch sử triết học đề cao là "Phương pháp luận" và "Những suy niệm siêu hình học" do GS. Trần Thái Đỉnh dịch sang tiếng Việt; và cuốn sách biên khảo "Triết học Descartes".
Triết học truyền thống khởi đi từ thế giới và luôn lấy thế giới làm nền, còn triết học Descartes lại khởi sự từ hành vi suy tưởng của con người và luôn lấy đó làm căn cứ. Triết học của Descartes là triết học tinh thần và triết học truyền thống là triết học thiên nhiên. Descartes đả phá tất cả, Hy Lạp và Trung cổ khởi công từ chỗ truy nhận thế giới vĩnh cửu và tuyệt đối chân thật, nay Descartes khởi sự từ chỗ coi thế giới là truyện bày đặt, truyện biến ngôn và ông khởi sự từ hành vi suy tư của con người. Descartes xác định lại 2 lĩnh vực khoa học và triết học, phân ranh rõ rệt giữa những truy tầm khoa học và những suy niệm triết học. Descartes khởi sự triết học từ tư tưởng con người, tức yếu tố tinh thần của con người chứ không xây triết học trên thế giới như triết học truyền thống đã làm. Vì vậy, triết học của Descartes là triết học về con người, nhưng ngạc nhiên là ông không định nghĩa con người là con vật có lý trí. Ông đề cao ý chí (volonté) và tự do hơn. Ông coi ý chí là yếu tố căn bản và cao trọng nhất nơi con người. Có thể nói rằng, con người trong triết Descartes không còn là một vật trong thiên nhiên nữa, nhưng là một tinh thần. Descartes coi con người là một hữu thể siêu việt. Và Descartes là chỗ đứt quãng, phân ranh hai thời đại đi trước và đi sau thành hai nền tư tưởng khác hẳn nhau.
Triết Học Nghệ Thuật Của Heidegger
Tên Nhà Phát Hành Nhã Nam
Tác giả Julian Young
Người Dịch Như Huy, Bùi Văn Nam Sơn
Nhà xuất bản NXB Thế Giới
Năm XB 2019
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Trọng lượng (gr) 390
Kích thước 14 x 20.5 cm
Số trang 376
Hình thức Bìa Mềm
“Nghệ thuật là gì?”, theo cách truyền thống, các triết gia đã trả lời câu hỏi này bằng cách tập trung vào kẻ sáng tạo nghệ thuật (như Nietzsche), hoặc vào kẻ tiếp nhận nghệ thuật (như Kant và Schopenhauer), và rồi từ các điểm nhìn đó họ suy ra bản chất của tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, Heidegger không chọn hai cách tiếp cận trên vì theo đó bản chất của nghệ thuật hoá ra lại là một trạng thái tâm lý học và triết học nghệ thuật sẽ bị thoái triển thành “mỹ học”. Mà nền tảng tối hậu cho mỹ học, quan điểm thẩm mỹ về nghệ thuật chính là sự thống trị hoàn toàn của lý tính, sự chiến thắng chung cuộc của quan điểm rằng khoa học và chỉ khoa học mới có thể đạt tới chân lý. Trong khi theo Heidegger, nghệ thuật đóng vai trò là một trong những thể điệu làm cho “chân lý xảy ra”, chân lý tự thiết lập, chân lý tự-thiết định-thành-tác phẩm. Từ đó, ông cho rằng nghệ thuật hiện đại đang thực sự hiện hữu trong một khí quyển lý thuyết tồi, có thể giết chết nó. Ông muốn hủy giải bầu không khí đó bằng cách tái trình bày lý thuyết xưa cũ hơn về nghệ thuật của những triết gia trước thời Socrates, nhằm đưa nghệ thuật lớn quay lại. Chỉ khi nào nghệ thuật lớn quay lại, thì lúc đó “sự đối đầu chung quyết” với thời đại “suy mạt” - thời đại quy con người và vạn vật về “nguồn lực” - mới xảy ra. Chỉ riêng có nghệ thuật lớn mới cung cấp được thuốc giải cho thời đại ấy mà