Sách - Combo Khuyến học + Bàn Về Văn Minh
204.000
₫ 155.040
Sản phẩm Sách - Combo Khuyến học + Bàn Về Văn Minh đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, Vừa được giảm giá từ 204.000 xuống còn ₫ 155.040, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,1 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
GIỚI THIỆU SÁCH
Combo Khuyến học + Bàn Về Văn Minh
1, Khuyến học
Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới đựơc in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.
Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn "trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người", Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng - như "không tin vào tai mình" - cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.
Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học "từ chương" và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên "thực tế". Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là "làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản" trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.
--------------
Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
Tác giả Fukuzawa Yukichi
Người Dịch Phạm Hữu Lợi
NXB NXB Thế Giới
Năm XB 2019
Số trang 244
2, Bàn Về Văn Minh
Bàn về văn minh được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng, nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản. Giàu tính triết luận, Bàn về văn minh bằng cách đặt ra hàng loạt các vấn đề xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế, đạo đức... đã mở ra con đường để Nhật Bản, với tư cách một nước đang phát triển, nối kết với thế giới văn minh, tiến bộ. Phản hồi lại các tư tưởng của những tác gia phương Tây đương thời như John Stuart Mill, Herbert Spencer, Thomas Buckle, Francois Guizot,cũng như phân tích thấu đáo hình thái tù đọng, đơn điệu của xã hội châu Á, Fukuzawa đã khích lệ cả tinh thần quốc gia lẫn tinh thần cá nhân, ngợi ca xu hướng tự do của khu vực tư nhân. 'Đọc vị' một cách sâu sắc các hình thái xã hội chậm tiến khác nhau đang vật lộn trên con đường phát triển, Fukuzawa Yukichi đã sáng suốt dự báo và khẳng định mô hình văn minh phương Tây như một con đường bắt buộc phải theo cho mọi quốc gia muốn tiến tới văn minh, tiến bộ; đồng thời, giúp độc giả nhận chân những giá trị tốt đẹp nhất, những giá trị vĩnh cửu, mà một quốc gia, một thể chế có thể đem đến cho mỗi con người.
Bàn về văn minh, do vậy, có thể được coi như cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về văn minh, cũng như con đường tiến tới văn minh của một xã hội, một dân tộc.
“Mỗi lần nói về Nhật Bản, lại không thể không nghĩ về mình. Sau hàng trăm năm đấu tranh và mấy cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt và anh hùng, chúng ta đã có được độc lập. Nhưng chúng ta còn một món nợ: cái bước tự luyện mình, dân tộc mình, từ ‘thô ráp’ đến ‘tinh tế’ để thật sự thành văn minh như người Nhật đã làm dưới sự dắt dẫn của những trí thức vĩ đại như Fukuzawa Yukichi, cái bước ấy ta chưa đi qua.
Cho nên cuốn sách này của Fukuzawa Yukichi vẫn còn nguyên tính thời sự với chúng ta, vẫn là cuốn giáo khoa mẫu mực về con đường văn minh cho ta.”
― Nhà văn Nguyên Ngọc
--------------
Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
Tác giả Fukuzawa Yukichi
Người Dịch Lê Huy Vũ Nam, Nguyễn Anh Phong
NXB NXB Thế giới
Năm XB 2018
Số trang 4
Combo Khuyến học + Bàn Về Văn Minh
1, Khuyến học
Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới đựơc in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.
Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn "trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người", Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng - như "không tin vào tai mình" - cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.
Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học "từ chương" và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên "thực tế". Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là "làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản" trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.
--------------
Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
Tác giả Fukuzawa Yukichi
Người Dịch Phạm Hữu Lợi
NXB NXB Thế Giới
Năm XB 2019
Số trang 244
2, Bàn Về Văn Minh
Bàn về văn minh được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng, nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản. Giàu tính triết luận, Bàn về văn minh bằng cách đặt ra hàng loạt các vấn đề xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế, đạo đức... đã mở ra con đường để Nhật Bản, với tư cách một nước đang phát triển, nối kết với thế giới văn minh, tiến bộ. Phản hồi lại các tư tưởng của những tác gia phương Tây đương thời như John Stuart Mill, Herbert Spencer, Thomas Buckle, Francois Guizot,cũng như phân tích thấu đáo hình thái tù đọng, đơn điệu của xã hội châu Á, Fukuzawa đã khích lệ cả tinh thần quốc gia lẫn tinh thần cá nhân, ngợi ca xu hướng tự do của khu vực tư nhân. 'Đọc vị' một cách sâu sắc các hình thái xã hội chậm tiến khác nhau đang vật lộn trên con đường phát triển, Fukuzawa Yukichi đã sáng suốt dự báo và khẳng định mô hình văn minh phương Tây như một con đường bắt buộc phải theo cho mọi quốc gia muốn tiến tới văn minh, tiến bộ; đồng thời, giúp độc giả nhận chân những giá trị tốt đẹp nhất, những giá trị vĩnh cửu, mà một quốc gia, một thể chế có thể đem đến cho mỗi con người.
Bàn về văn minh, do vậy, có thể được coi như cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về văn minh, cũng như con đường tiến tới văn minh của một xã hội, một dân tộc.
“Mỗi lần nói về Nhật Bản, lại không thể không nghĩ về mình. Sau hàng trăm năm đấu tranh và mấy cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt và anh hùng, chúng ta đã có được độc lập. Nhưng chúng ta còn một món nợ: cái bước tự luyện mình, dân tộc mình, từ ‘thô ráp’ đến ‘tinh tế’ để thật sự thành văn minh như người Nhật đã làm dưới sự dắt dẫn của những trí thức vĩ đại như Fukuzawa Yukichi, cái bước ấy ta chưa đi qua.
Cho nên cuốn sách này của Fukuzawa Yukichi vẫn còn nguyên tính thời sự với chúng ta, vẫn là cuốn giáo khoa mẫu mực về con đường văn minh cho ta.”
― Nhà văn Nguyên Ngọc
--------------
Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
Tác giả Fukuzawa Yukichi
Người Dịch Lê Huy Vũ Nam, Nguyễn Anh Phong
NXB NXB Thế giới
Năm XB 2018
Số trang 4