Sách - Chẩn đoán và điều trị gãy xương trật khớp chi trên ( Giáo trình đào tạo sau đại học)
₫ 185.000
Sản phẩm Sách - Chẩn đoán và điều trị gãy xương trật khớp chi trên ( Giáo trình đào tạo sau đại học) đang được mở bán với mức giá siêu tốt khi mua online, giao hàng online trên toàn quốc với chi phí tiết kiệm nhất,0 đã được bán ra kể từ lúc chào bán lần cuối cùng.Trên đây là số liệu về sản phẩm chúng tôi thống kê và gửi đến bạn, hi vọng với những gợi ý ở trên giúp bạn mua sắm tốt hơn tại Pricespy Việt Nam
Chẩn đoán và điều trị gãy xương trật khớp chi trên ( Giáo trình đào tạo sau đại học)
Tác giả : Trường đại học Y Hà Nội Bộ môn Ngoại
PGS.TS. Trần Trung Dũng - và cộng sự
Khổ: 19x27 cm - in màu
Giá bìa : 190.000 đồng
Nhà xuất bản y học
Năm xuất bản 2020
Ngôn ngữ tiếng Việt
Cuốn sách Gãy xương và Trật khớp chi trên là 1 cuốn sách do tập thể các bác sỹ giảng viên của Bộ môn Ngoại Trường Đại Học Y Hà Nội và các bác sỹ của khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Saint Paul biên soạn do PGS. TS Trần Trung Dũng là chủ biên.
Cuốn sách đã đề cập tới các nội dung cụ thể và thiết thực đối với các tổn thương gãy xương trật khớp chi trên từ chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật, kỹ thuật phẫu thuật, tập luyện sau phẫu thuật,... đáp ứng được nhu cầu cụ thể và thiết thực của các bác sỹ chuyên nghành cũng như các học viên sinh viên của các trường Đại Học Y.
Trân trọng giới thiệu !
Trật khớp (TK) là sự di lệch hoàn toàn hay không hoàn toàn các mặt khớp với nhau. Nguyên nhân thường gặp là chấn thương do một tác nhân tác động gián tiếp trên khớp hoặc do động tác sai tư thế của khớp. Trật khớp cũng có thể do bệnh lý nhưng rất ít gặp, vì vậy khi nói đến trật khớp thì đó là trật khớp chấn thương.
CÁC TRẬT KHỚP THƯỜNG GẶP
6.1. Chi trên
– Khớp vai: Thường gặp nhất ở chi trên, tổn thương cơ bản là rách, dãn bao khớp, các dây chằng bao khớp, sụn viền. Biến chứng hay gặp đi kèm liệt thần kinh mủ và thần kinh cơ bì (liệt cơ delta, cơ nhị đầu, cánh tay trước). Trật khớp tái diễn có thể gặp muộn về sau.
– Khớp cùng – đòn: có thể nhầm với gãy đầu ngoài xương đòn. Tổn thương cơ bản là đứt dây chằng cùng đòn và quạ đòn gây nên triệu chứng “phím đàn dương cầm’’. Điều trị phải phục hồi các dây chằng này.
– Khớp khuỷu: Gặp nhiều sau trật khớp vai. Là loại khớp ròng rọc, thường gặp trật ra sau. Khớp được giữ vững sau nắn nếu để gập, để duỗi dễ bị trật lại vì vậy gặp khá nhiều trật khớp cũ do bó thuốc và bất động ở tư thế duỗi. Trật khớp khóa là đặc điểm của trật khớp này do gãy mỏm trên ròng rọc kèm theo có thể kẹt vào khe khớp gây khó nắn.
– Khớp quay – trụ trên: trật khớp đơn thuần hiếm gặp, thể hiện lâm sàng qua trật khớp cánh tay-quay và thường gặp trong gãy trật Monteggia. Tổn thương cơ bản là đứt dây chằng vòng và rách màng liên cốt. Do đi kèm với gãy xương trụ nên cần chú ý điều trị tốt gãy xương. Đa số phải mổ kết hợp xương trụ, đôi khi phải tái tạo dây chằng vòng.
– Khớp quay – trụ dưới: tổn thương cơ bản là đứt dây chằng tam giác, có thể gặp trật đơn thuần (có dấu phím đàn dương cầm) hoặc kèm theo gãy đầu dưới xương quay nhất là gãy trật Galéazzi.
– Khớp cổ tay, trật xương bán nguyệt: tổn thương là các dây chằng quanh xương bán nguyệt (gọi là trật quanh xương bán nguyệt)
– Khớp thang – bàn: khớp hình yên ngựa. Trật khớp này làm hạn chế động tác dạng ngón cái. Thường gặp trong gãy trật Bennett.
– Khớp bàn – ngón: Có biến dạng hình chữ chi (Z). Khớp bàn ngón I có 2 xương vừng, nắn không đúng kỹ thuật làm 2 xương này lọt vào khe khớp thì không thể nắn được nữa mà phải mổ để gỡ kẹt. Khớp bàn ngón II nếu trật chỏm xương bàn có thể bị kẹt bởi dây chằng ngang, tấm sụn lòng, gân gập, gân cơ giun, làm cho không thể nắn bảo tồn được mà phải mổ