BST bản vẽ nhà màng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay
Bản vẽ nhà màng là một mô hình thể hiện các yếu tố thuộc về kết cấu nhà màng. Qua đó chúng ta có thể hình dung được hình dáng khi hoàn thành. Và bản vẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thi công. Nó cũng sẽ thể hiện và quyết định dụng ý của người thiết kế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bản vẽ nhà màng phổ biến nhất hiện nay nhé!
Các yếu tố của một bản vẽ nhà màng
Một bản vẽ nhà màng cần được đảm bảo các yếu tố kỹ thuật liên quan đến các kích thước. Chẳng hạn như chiều cao, chiều dài của thiết kế. Và tất nhiên không thể thiếu được các yếu tố cấu tạo nên mô hình đó.
Các yếu tố thuộc về bản vẽ nhà màng:
- Kích thước các chiều: Chiều cao bao nhiêu? Chiều rộng thế nào?
- Kết cấu mái: Mái vòng, mái hở, mái chữ A.. Mỗi loại mái sẽ có một kiểu kết cấu khác nhau.
- Số lượng các cột chống và phần vòm của mái nhà
- Kết cấu ghép nối các yếu tố trong bản vẽ nhà kính
- Độ dài của các phần vòm là bao nhiêu
Một số yếu tố khác có thể được thể hiện trong bản vẽ nhà màng.
- Móng – cột: Thiết kế chắc chắn đảm bảo được sự vững chắc cho căn nhà
- Máng thoát nước: Giúp cho việc thoát nước mưa và hỗ trợ liên kết khung nhà
- Cửa sổ thông gió. Tùy tho loại mái để thiết kế cửa sổ thông gió phù hợp.
- Màng phủ: Màng phủ để bảo vệ cây trồng và chống bám bụi. Nó cũng sẽ giúp ngăn cản côn trùng phá hoại.
- Lưới ngăn côn trùng: Cần liên kết với hệ thống màng lợp. Nó được thể hiện trong bản vẽ nhà màng. Thiết kế cần đảm bảo nẹp giữ lưới ngăn côn trùng.
- Hệ thống khác: Hệ thống tưới, làm mát. Đa phần các yếu tố này không được thể hiện trong bản vẽ nhà màng, tuy nhiên cần phải định hình được đường ống.
Các loại bản vẽ nhà màng thông dụng
Với những ưu điểm vượt trội, nhà màng được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như một số lĩnh vực chăn nuôi khác. Để có thể thiết kế được một mô hình hoàn chỉnh bạn cần nắm được các yếu tố thuộc về bản vẽ nhà màng. Cũng như tham khảo thêm một số bản vẽ đã được ứng dụng vào thực tế hiệu quả.
Một số bản vẽ nhà màng được ứng dụng khá phổ biến và đem lại hiệu quả cao.
Bản vẽ nhà màng mái vòm
Nhà màng mái vòm là một trong những thiết kế phổ biến nhất trong việc ứng dụng công nghệ nhà màng vào trong sản xuất. Nó giúp tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. Và đây cũng là một giải pháp hữu hiệu cho các vùng có sương giá.
Phần màng của mô hình này sẽ giúp giảm nhiệt từ mặt đất. Cũng như tạo một môi trường thuận lợi khác với điều kiện bên ngoài. Nên cây vẫn phát triển tốt dù nóng hay khô.
Ưu điểm
- Kiểm soát việc lưu thông không khí và giảm độ ẩm trong nhà
- Mái vòm có độ dốc tốt nên hạn chế lượng nước mưa ngấm vào nhà
- Tăng lượng ánh sáng để cây quang hợp tốt hơn
- Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất và các loại thuốc bảo vệ thực vật
- Điều chỉnh sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm
Các thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật trong bản vẽ nhà màng:
- Nhà có khả năng chịu sức gió khoảng 100km/h, khả năng chịu tải khoảng 25kg/m2
- Nhịp nhà: 4m
- Chiều cao của đỉnh: 2.5m – 2.7m
- Chiều dài: 12m
- Chiều rộng: 4m
Bản vẽ nhà màng mái hở
Nhà màng mái hở được thiết kế cho các khu vực nhiệt đới nên nó rất phù hợp với Việt Nam. Đây là một giải pháp tối ưu cho khí hậu nóng ẩm.
Ưu điểm:
- Thiết kế cho phép thông gió liên tục dẫu trời không có gió
- Tỷ lệ thông gió lớn từ phần đỉnh mái và vách
- Nhiệt độ trung bình của nhà gần với nhiệt độ trung bình ngoài trời
- Cây trồng khỏe năng suất và hiệu quả cao hơn
Thông số kỹ thuật:
- Chiều cao nhà: 217.3cm
- Chiều cao tường: 172.3cm
- Chiều dài: 484cm
- Chiều rộng: 244cm
- Độ rộng cửa: 116.4cm
Bản vẽ nhà màng mái chữ A
Nhà màng mái chữ A có kết cấu như một căn nhà thường thấy của chúng ta. Tuy nhiên các yếu tố cầu thành nó sẽ có sự khác biệt nhất định.
Ưu điểm:
- Mái chữ A có độ dốc phần mái lớn nên có độ thoát nước cao
- Không gian trong nhà màng lớn
- Cách thi công cũng như các yếu tố trong bản vẽ nhà màng dễ thể hiện
- Phần kèo chắc chắn
Thông số kỹ thuật
- Phần tường 1600mm
- Rộng 2560mm
- Độ cao mái tính từ mặt đất khoảng 2525mm
- Phần mái hợp thành hình tam giác
- Dài: 3796mm
- Độ rộng của nhà màng mái chữ A có thể linh hoạt và mở rộng. Điều này tùy thuộc vào sự đầu tư cũng như nhu cầu của mình.
Bên cạnh đó cũng có một số kiểu nhà màng và bản vẽ nhà màng phức tạp hơn để bạn áp dụng. Bạn có thể cân nhắc các bản vẽ này dựa trên các yếu tố về tài chính, diện tích canh tác và nhu cầu của mình.
Về cơ bản một bản vẽ nhà màng sẽ thể hiện được đầy đủ các yếu tố tạo nên một mô hình hoàn chỉnh. Nhìn vào đó bạn có thể thấy được các yếu tố, kết cấu của nhà màng. Đó cũng chính là lý do bản vẽ nhà màng quan trọng như thế nào trong thiết kế và thi công.
Trên đây là các yếu tố cấu thành bản vẽ nhà màng cũng như một số mô hình phổ biến và đã được áp dụng nhiều trên thực tế. Với các bản vẽ này bạn sẽ thuận tiện hơn cho quá trình thi công mô hình nhà màng của mình. Từ đó hoạt động sản xuất cũng có thể cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Mọi thông tin, thắc mắc bạn có thể liên lạc anh Dũng (Số điện thoại: 0949262207) ở địa chỉ: Số nhà 332, đường Lê Viết Thuật, tp Vinh, tỉnh Nghệ An để được giải đáp tận tình.